Kinh hãi trước những đồ ăn được luộc bằng pin

Trước những thông tin về cà phê trộn pin khiến chúng ta giật mình. Tuy nhiên, không chỉ có cà phê mà ngay cả những thứ đồ ăn khác cũng được làm chính nhờ pin đó là ngô luộc, khoai luộc, bánh chưng luộc…

Kinh hãi trước những đồ ăn được luộc bằng pin

Luộc ngô bằng pin để có lãi

“Người luộc bắp là để đi bán, còn muốn ăn thì phải luộac riêng, không bỏ hóa chất vào”, chúng tôi được nghe chính những người từng luộc bắp đi bán cho biết. Để nấu bắp nhanh chín, thơm ngon, ngọt và có thể để lâu mà không bị ôi thiu không khó, chỉ cần dùng…hóa chất.

Chưa hết, muốn nấu bắp nhanh chin thì cho một cục pin vào nối bắp đang xôi. Điều bất ngờ là chỉ cần không đến 2 giờ đồng hồ, nồi bắp 200 trái sẽ chín. Đó chính là thủ thuật luộc bắp mà người bán bắp tại TPHCM cứ truyền tai nhau như thế.

Bà Tám (người nấu bắp để bán) nói: “Tụi bay nấu bắp bán cho sinh viên thì chịu khó nấu không sử dụng hóa chất ấy. Nấu không sử dụng hóa chất mất nhiều công sức và thời gian nhưng mình cần phải có “lương tâm” của người làm nghề. Còn nếu, tụi bay không có lương tâm nghề nghiệp thì chỉ có việc dùng hóa chất và dùng pin để nấu. Nấu cho pin vào thì bắp chín rất nhanh, nhưng độc”.

Bà Tám cho biết, để bắp nhanh chín, khi luộc, người ta cho một, hai cục pin vào nấu chung thì bắp chín rất nhanh, nhưng người luộc phải canh chừng, nếu để quá lửa bắp sẽ bị nhão. Luộc như thế, đi bán thì mới có… lãi.

Bởi khi lấy bắp tại chợ đầu mối về, giá bắp đã có giá từ 1.400 - 3.000 đồng/bắp. Ngoài ra khi lấy bắp ở chợ, bắp không còn tươi, bắp để lâu ngày, hạt đã khô cứng lại. Nếu luộc bằng củi thông thường sẽ rất lâu và rất tốn nhiên liệu mà khi bán giá chỉ từ 2.500 - 5.000 đồng/bắp.

Banh chưng được luộc từ pin

Những năm trở lại đây, việc luộc bánh chưng bằng pin đã tràn lan khắp Việt Nam. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.

Bình thường để luộc chín một mẻ bánh mất khoảng thời gian từ 10 đến 12 tiếng. Nhưng chỉ với một cục pin vào nồi bánh thì chỉ khoảng 2 tiếng là bánh đã chín.

Tinh bột hấp thụ nước tốt hơn nên bánh mau chín hơn trong môi trường kiềm. Trong pin có những kim loại nặng như: chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín… đều là những chất kịch độc. Nó gây nguy hiểm cho não, thận, tim mạch và khả năng sinh sản của con người. Nhiễm độc chì sẽ gây vô sinh, sảy thai, tăng huyết áp. Thậm chí là làm giảm chỉ số IQ của trẻ em.

“Chúng tôi nấu bánh công phu lắm cũng chỉ xanh vừa vừa, cách làm xanh lá của gia đình tôi là sau khi vớt bánh tháo bớt lớp lá ngoài ra. Sau đó. gói lại bằng lá mới phơi héo héo, cột dây hấp sơ lại” - Bà chủ cửa hàng bán bánh ở đường Võ Thị Sáu (quận 3, TPHCM) cho biết.

Một người bán hàng trên đường Trần Quốc Toản (quận 3, TPHCM) cho biết: “Tôi có nghe nói người bán bánh chưng bỏ pin vào nồi bánh cho lá xanh, nhanh chín và làm nếp trong”.

Để nhận biết bánh chưng luộc pin, người tiêu dùng có thể chú ý đến một số đặc điểm được PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), chia sẻ:

Màu vỏ bánh: vỏ lá và bánh mướt hơn bình thường thì nên cẩn thận, thông thường, bánh chưng luộc theo phương pháp truyền thống phải mất từ 8-10 giờ mới chin. Và khi vớt bánh thì vỏ bánh ngả màu hơi vàng nên rất khó còn màu xanh mướt.

Trước khi mua, người tiêu dùng cần quan sát và kiểm tra kỹ vỏ bánh, nếu vỏ bánh có chút màu đen, cầm lên không chắc tay thì rất có thể bạn đang mua phải bánh chưng luộc bằng pin.

Vị của bánh chưng: Khi nếm bánh chưng luộc truyền thống có vị thơm ngon đặc trưng, bánh mềm dẻo. Hạt gạo nếp nhuyễn hoàn toàn, còn bánh chưng luộc với pin ăn bị kém dẻo, mất vị ngon của bánh.

Trước những cảnh báo về thực phẩm được luộc chín bằng pin bán ra ngoài thị trường. Người tiêu dùng cần lựa chọn những địa chỉ uy tín, hoặc nên mua đồ về tự chế biến để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và bản thân.

Theo PhuNuNews