Mẹ nên có những bước kiểm tra sức khỏe thế nào khi chuẩn bị mang thai?

Nhiều người nghĩ rằng có thai và sinh nở là một việc tự nhiên “trời cho gì thì được nấy”. Nhưng thực tế nếu như không chuẩn bị kĩ càng trước khi thụ thai mà cứ để “vỡ kế hoạch” thì không tốt cho sự phát triển của bé.

Mẹ nên có những bước kiểm tra sức khỏe thế nào khi chuẩn bị mang thai?

Chuẩn bị chào đón đứa con thân yêu ra đời là một trải nghiệm thú vị nhất đối với những ai làm mẹ. Bên cạnh niềm vui mừng khôn xiết đó, vẫn còn nhiều nỗi lo lắng mà có thể bạn vẫn chưa có kinh nghiệm do mang thai lần đầu. Theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa sản, dưới đây là những những bước kiểm tra sức khỏe giúp mẹ tròn con vuông mà các chị em chuẩn bị mang bầu cần hết sức lưu ý!

1. Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Mẹ nên có những bước kiểm tra sức khỏe thế nào khi chuẩn bị mang thai?

Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các cơ quan như gan, tim, phổi, huyết áp... để phát hiện và điều trị bệnh sớm nếu có. Đồng thời siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.

Bên cạnh đó xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua cho con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai…, các chị em sẽ được các bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con. 

2. Kiểm tra hệ thống sinh sản và một vài lưu ý khi khám phụ khoa

Bạn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống sinh sản để phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm trichomonas, nhiễm trùng Chlamydia mycoplasma như viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh sớm.

Chị em cũng cần kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV và được chẩn đoán các bệnh phụ khoa trước khi quyết định có thai.

3. Xét nghiệm máu

Mẹ nên có những bước kiểm tra sức khỏe thế nào khi chuẩn bị mang thai?

Vì thiếu máu là nguyên nhân chính gây nên những dị tật ở thai nhi như mù, câm, điếc, sinh non hoặc sẩy thai. Nhờ xét nghiệm máu, có thể biết bạn có bị thiếu máu hay không để có phương án ăn uống bổ sung sắt thường xuyên, nhằm bảo vệ cả mẹ và thai nhi.

Trước khi mang thai người phụ nữ cũng cần làm xét nghiệm sinh hóa để xem lượng đường huyết trong máu có ổn định hay có nguy cơ mắc tiểu đường, rối loạn chức năng thận. Đồng thời nên làm xét nghiệm xác định yếu tố Rh đề phòng việc bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, thông qua việc xét nghiệm này sẽ biết được khả năng sẩy thai và sinh non.

4.  Xét nghiệm nước tiểu

Mẹ nên có những bước kiểm tra sức khỏe thế nào khi chuẩn bị mang thai?

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề về đường tiết niệu và các bệnh đường tì nh d ụ c. Biết được các dấu hiệu bất thường của nước tiểu như vi khuẩn, đường, đạm, máu sẽ giúp đưa ra những giải pháp xử lý sớm trước khi mang thai. Đồng thời thông qua việc xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu sẽ giúp chị em biết được những vấn đề về thận.

Loại xét nghiệm này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện trong 3 tháng trước khi mang thai. Việc kiểm tra cần thiết này giúp người mẹ tránh được những gánh nặng khi bước vào thai kỳ và hạn chế ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

5. Kiểm tra chế độ dinh dưỡng

Thừa cân hay thiếu cân đều gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Thừa cân có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình thụ thai và nhiều biến chứng trong khi mang thai như cholesterol cao hay huyết áp cao dẫn đến bệnh tiền sản giật. Nếu bị thiếu cân thì nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn các bà mẹ khác. 

6. Kiểm tra nhiễm sắc thể

Mẹ nên có những bước kiểm tra sức khỏe thế nào khi chuẩn bị mang thai?

Nhiễm sắc thể của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của thai nhi, cho nên, trước khi mang thai, vợ chồng nên kiểm tra nhiễm sắc thể, xem thử nguy cơ mắc bệnh về di truyền khi sinh con là bao nhiêu. 

7. Tiêm vắc-xin

Mẹ nên có những bước kiểm tra sức khỏe thế nào khi chuẩn bị mang thai?

Khi mang thai hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hơn bình thường nên dễ mắc bệnh hơn. Có một số loại bệnh như: cúm, viêm gan B, sởi rubrlla,... khi người mẹ mắc phải sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và hình dạng thai nhi. Do đó hãy tiêm phòng vắc-xin và nghe tư vấn của bác sĩ về những vấn đề sau khi tiêm để tránh trước những nguy hiểm không đáng có trong quá trình mang thai.

8. Khám răng miệng

Nghe có vẻ khó tin nhưng sức khoẻ răng miệng và chuyện bầu bì có mối quan hệ mật thiết với nhau mà nhiều người không biết. Cụ thể, khi có mang, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi là nguyên nhân khiến răng miệng có nguy cơ yếu đi.  Vì vậy mà các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân phải khám và chữa trị những bệnh về nha khoa trước khi quyết định mang thai.

9. Siêu âm ổ bụng trước khi mang thai

Siêu âm ổ bụng là một phần không thể thiếu khi khám sức khỏe trước khi mang thai, đây là biện pháp chính xác nhất giúp cho bác sĩ nhận biết được những dấu hiệu bất thường như u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, u xơ... từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời. 

10. Kiểm tra các bệnh lý ở âm đạo

Mẹ nên có những bước kiểm tra sức khỏe thế nào khi chuẩn bị mang thai?

Các bệnh lý ở âm đạo như viêm, nhiễm trùng roi, nấm... sẽ gây ra những tổn thương nhất định đối với tử cung dẫn đến nguy cơ khó thụ thai hoặc nhiễm khuẩn màng ối, sảy thai...

Chị em phụ nữ nên khám âm đạo định kì 6 tháng mỗi năm hoặc nên đi khám ngay khi phát hiện những biểu hiện lạ của âm đạo để có biện pháp kịp thời.

Nếu như cả hai đang có kế hoạch sinh con thì tốt nhất hãy đi khám sức khoẻ ngay từ bây giờ. Việc phát hiện sớm và điều trị những vấn đề của cơ thể không chỉ giúp sinh đẻ dễ dàng hơn mà còn giảm khả năng dị tật đối với trẻ nhỏ. Lưu ý đối với cả nam và nữ không nên "gần gũi" trước khi kiểm tra 3 ngày.

Tốt nhất, các mẹ hãy trang bị cho mình vốn kiến thức thật vững chắc để em bé sinh ra thật khoẻ mạnh và xinh xắn nhé. Lưu ý cần siêu âm định kỳ để có thể phát hiện tình trạng sức khỏe. tránh tình trạng xoay đầu của thai nhi.

Theo Bestie