Mẹo bảo quản bánh chưng không bị mốc sau Tết

Chỉ với một một số mẹo đơn giản dưới đây bạn sẽ bảo quản được bánh chưng lâu hơn sau Tết.

Mẹo bảo quản bánh chưng không bị mốc sau Tết

Bánh chưng là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong mỗi gia đình ngày Tết.

Bánh chưng là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong mỗi gia đình ngày Tết. Đây là một loại bánh rất ngon, giàu dinh dưỡng, tuy nhiên bánh chỉ có thể bảo quản trong một thời gian ngắn, có nhiều gia đình gói nhiều bánh nên không thể ăn hết ngay được, vì ăn nhiều bánh sẽ nhanh chóng trở nên ngán ngẩm nhưng để lâu bánh sẽ bị ẩm mốc, lại gạo và làm thay đổi màu sắc, mùi vị của bánh.

Mẹo bảo quản bánh chưng

Mẹo bảo quản bánh chưng không bị mốc sau Tết

Bảo quản bánh chưng là vấn đề chị em nào cũng quan tâm sau Tết.

Bánh chưng cần luộc kĩ để bánh chín đều và gạo nếp thật dền. Sau khi luộc chín, dỡ bánh chưng ra một chậu nước sạch, tốt nhất là dùng một chậu nước đã đun sôi, để nguội vừa ấm tay và rửa từng cái bánh cho hết nhớt trên bề mặt lá bên ngoài bánh.

Bánh chưng sau khi luộc bạn xếp bánh trên sàn gỗ có lót một tấm vải ép cho thoát nước. Đặc biệt, bạn cần để một tấm bìa bên bánh chưng, rồi đặt một vật nặng lên để ép bánh. Mỗi cái bánh, được gói lại bằng giấy báo và xếp vuông vắn trên bàn. Bánh được làm như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn, ít bị mốc hơn đấy .

Tốt nhất là bảo quản bánh chưng trong ngăn mát của tủ lạnh thì bánh sẽ để được lâu. Trong quá trình bảo quản bánh chưng, cần thường xuyên kiểm tra bánh. Nếu thấy có hiện tượng bánh bị mốc cần xử lý ngay bằng cách hơ bánh trên lửa của bếp gas hoặc luộc lại.

Mỗi lần ăn nên làm nóng bánh chưng bằng lò vi sóng hoặc hấp lại. Nên hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo (dầu hoặc mỡ) vào khẩu phần ăn trong dịp Tết là không có lợi cho sức khoẻ nhất là đối với người bị bệnh béo phì hoặc bị bệnh tim mạch.

Lưu ý khi ăn bánh chưng

Vì tiếc nên khi phát hiện bánh mốc vỏ, nhiều người lại gọt bỏ phần ngoài của bánh rồi rán lên ăn. Ăn bánh như vậy rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc. Tốt nhất không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc như vậy.

Các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm . Vì thế, không nên tiếc mà cần mạnh dạn vứt bỏ những thực phẩm đã bị nấm mốc, tuyệt đối không ăn.

Theo Phunutoday