Mẹo hay chữa nhiệt miệng hiệu quả mà ai cũng cần biết

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ tuy không phải bệnh nặng nhưng lại gây cảm giác ngứa rát, đau đớn, khó chịu, giảm cảm giác thèm ăn.

Cơ thể chúng ta chịu nhiều tác động về nhiệt (thực phẩm, thời tiết, môi trường...), do đó, một trong những căn bệnh liên quan đến nhiệt dễ gặp nhất là nhiệt miệng.

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng là hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng. Ngoài ra do cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người.

Tùy theo cơ địa của mỗi người mà các vết lở loét xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm, to hay nhỏ. Thực tế có nhiều người thường ăn đồ xào, chiên, ăn bánh mì, ăn mì gói hàng ngày, ít uống nước mà không bị nhiệt miệng là do cơ địa “mát”, khả năng miễn dịch cao. Ngược lại, có người kiêng khem đủ thứ vẫn bị bệnh này.

Nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng nó khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc, học tập. Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi.

meo-hay-chua-nhiet-mieng-hieu-qua-ma-ai-cung-can-biet

Ảnh minh họa

Mẹo hay chữa nhiệt miệng hiệu quả 

1: Nhọ nồi (cây cỏ mực) + mật ong

Cây cỏ mực hay dân gian còn gọi là cỏ nhọ nồi có tính mát, giảm nhiễm trùng, kháng viêm rất tốt do đó bạn có thể dùng lá cây này đêm rửa sạch với nước, tiếp đến giã nhừ rồi chắt lấy nước cốt, cho thêm 1 vài giọt mật ong. Ngay sau đó, dùng tăm bông hoặc bông thấm vào nước này và bôi lên chỗ bị nhiệt miệng.

Áp dụng cách chữa nhiệt miệng tự nhiên này 2-3 lần/ ngày sau khoảng 3 ngày bạn sẽ không còn thấy khó chịu do các tổn thương trong miệng nữa (Có thể nhanh – chậm hơn tùy cơ địa, sự thích ứng của mỗi người).

2: Ngậm nước khế chua

meo-hay-chua-nhiet-mieng-hieu-qua-ma-ai-cung-can-biet

Ảnh minh họa

Bạn cần chuẩn bị 3-4 quả khế chua (vừa chợt chín) sau đó thái thành miếng nhỏ rồi đem giã nát. Tiếp đến, cho vào nồi đổ ngập nước và đun sôi, khi nước sôi thì đun thêm 5-10 phút nữa và tắt bếp. Chắt lấy nước cốt và ngậm 1-2 lần/ ngày để trị nhiệt miệng vĩnh viễn.

Ngậm nước khế chua giúp các tổn thương niêm mạc miệng mau lành hơn.

3: Phương pháp trị nhiệt miệng với túi chè

Bạn chuẩn bị 1 túi chè đen và pha với nước sôi sau đó lấy nước , thấm trực tiếp vào vị trí bị nhiệt miệng (các tổn thương bề mặt) khoảng 3-4 lần/ ngày, các acidamin sẽ giúp làm lành các vết thương nhanh chóng đồng thời chữa bệnh sâu răng tự nhiên.

4: Nước ép cùi dừa

Bạn hãy lấy phần cùi dừa, sau đó ép lấy nước cốt để súc miệng. Nước cốt dừa có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau và làm sạch khoang miệng rất hiệu quả. Bạn hãy chăm chỉ súc miệng bằng loại nước này ít nhất 3 – 4 lần mỗi ngày, các vết loét sẽ chóng lành.

5: Nước hạt rau mùi

Hạt rau mùi được biết đến với công dụng là loại bỏ hôi miệng, kháng khuẩn và trị nhiệt miệng rất tốt. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần đun sôi 1 thìa hạt rau mùi rồi sau đó chắt lấy nước và súc miệng từ 2-3 lần mỗi ngày là được.

meo-hay-chua-nhiet-mieng-hieu-qua-ma-ai-cung-can-biet

Ảnh minh họa

Phòng tránh nhiệt miệng

- Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.

- Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…

- Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.

- Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.

- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Theo PhuNuNews