Mồ hôi đổ ra nhiều: Cơ thể đang bật tín hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Khi đổ nhiều mồ hôi ai cũng nghĩ đơn giản là do thời tiết hoặc vận động nhiều. Tuy nhiên, sự tăng tiết mồ hôi một cách bất thường kèm theo những dấu hiệu lạ chứng tỏ cơ thể đang bật tín hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.

Mồ hôi đổ ra nhiều: Cơ thể đang bật tín hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Theo các chuyên gia sức khỏe, đổ mồ hôi là cơ chế làm mát tự nhiên nhằm điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Mỗi người trong chúng ta sẽ có tình trạng đổ mồ hôi khác nhau. Có người rất ít khi ra mồ hôi, trong khi đó có nhiều người gặp trường hợp chỉ ngồi ăn hoặc làm việc nhẹ nhàng vẫn đổ mồ hôi ròng ròng. Nếu bạn thuộc trường hợp thứ hai thì hãy cẩn thận, đó là có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe sau.

Đổ mồ hôi nhiều có thể mắc bệnh gì?

1. Lượng đường trong máu thấp

Mồ hôi đổ ra nhiều: Cơ thể đang bật tín hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Trong thực tế, những người có thói quen thường xuyên không ăn sáng, trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến mắc bệnh đường máu thấp. Mặc dù đây là một dạng bệnh không nặng, vì hàm lượng đường trong máu thấp chỉ có tính tạm thời, nếu bổ sung kịp thời ngay sau đó thì chỉ số đường huyết lại trở về bình thường.

Hiện tượng đường trong máu thấp xảy ra chủ yếu ở những người có thể chất khá yếu ớt, khí huyết không đủ, da mặt nhợt nhạt, xanh xao. Trong trường hợp này, họ rất dễ bị đổ mồ hôi nhiều, cơ thể thiếu sức sống, hít thở mệt mỏi.

Trong trường hợp lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp, có thể dẫn đến chóng mặt và ngã ngất xỉu. Nếu bạn thuộc nhóm người này thì nên chú ý mang theo ít kẹo bánh hoặc sô cô la theo người, khi cảm thấy cơ thể không được khỏe hoặc rơi vào tình trạng khó chịu thì nên ăn đồ ngọt bổ sung ngay. Sau khi ăn thì tình trạng chóng mặt và tụt đường huyết sẽ giảm.

2. Chứng tăng tiết mồ hôi

Mồ hôi đổ ra nhiều: Cơ thể đang bật tín hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Vị trí đổ mồ hôi của chứng bệnh này thường nằm ở lòng bàn tay, bàn chân, nách, đầu và mặt. Nguyên nhân gây bệnh là do hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt bị sai lệch và làm mồ hôi tăng tiết nhiều hơn. Căn bệnh này tuy không quá gây hại sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.

3. Bệnh cường giáp

Cường giáp là một căn bệnh liên quan đến tuyến giáp thông thường, chủ yếu là do rối loạn hoóc môn tuyến giáp gây ra. Đặc tính chính của nó là không dung nạp nhiệt, ra mồ hôi, và sẽ rất khó chịu, nóng nảy thất thường, tâm trạng không ổn định, giấc ngủ chập chờn không sâu, thi thoảng gây ra mất ngủ, trạng thái tinh thần kém, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống bình thường.

Ra mồ hôi là trạng thái hoạt động bài tiết bình thường của cơ thể trong quá trình trao đổi chất, nhưng nếu ra mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là ra mồ hôi trong khi ăn cơm, cả mùa hè lẫn mùa đông, thì bạn nên cẩn thận.

4. Bệnh tiểu đường

Mồ hôi đổ ra nhiều: Cơ thể đang bật tín hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng lên hệ thần kinh tự chủ, làm rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi. Có trường hợp mồ hôi ra rất nhiều ở phần thân trên của cơ thể, nhất là khi sau khi ăn, mồ hôi túa ra liên tục ở khắp vùng đầu mặt. Tuy nhiên có những trường hợp không hề bị ra mồ hôi, hầu như ra mồ hôi rất ít ở phần thân dưới, thậm chí là bị tắc tuyến mồ hôi. Vì vậy, kiểm soát tốt đường huyết và biến chứng tiểu đường bằng thuốc và chế độ ăn uống sẽ giúp hạn chế tình trạng vã mồ hôi.

5. Rối loạn lo âu

Thông thường, tình trạng đổ mồ hôi có thể xảy ra khi bạn cảm thấy mệt, thay đổi cảm xúc đột ngột hoặc căng thẳng, bối rối khi đứng trước đám đông. Tuy nhiên với những trường hợp mắc chứng rối loạn lo âu, mồ hôi có thể xuất hiện nhiều hơn thế và đi kèm là các dấu hiệu như tiêu chảy, buồn nôn, khó tập trung, mất ngủ, luôn cảm giác mình đang đứng chênh vênh trước vực thẳm và bị ám ảnh bởi những nguy hiểm đang rình rập xung quanh...

6. Đau tim và bệnh lý khác về tim mạch

Mồ hôi đổ ra nhiều: Cơ thể đang bật tín hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Ra mồ hôi và cảm giác mệt mỏi có thể là một dấu hiệu cảnh báo một cơn đau tim, nhồi máu cơ tim. Các triệu chứng bao gồm đau tức ngực, vã mồ hôi, mệt mỏi, khó thở... Bất cứ ai nghi ngờ đau tim cần nhanh chóng đến bệnh viện. Trong khi chờ cấp cứu, hãy ngồi trong tư thế thoải mái và ngậm một viên niitroglycerin dưới lưỡi hoặc nhai một viên aspiirin 300mg. Điều này sẽ giúp giảm đau ngực và ngăn ngừa cục máu đông làm nghẽn mạch.

Ngoài ra, tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm cũng có thể là một triệu chứng của bệnh viêm màng trong tim, nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập và di chuyển đến tim sau khi gây tổn hại một số bộ phận khác trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến biến chứng đe dọa tính mạng của bạn nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra mồ hôi nhiều, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm sốt, ớn lạnh, đau cơ, khó thở, mệt mỏi, da xanh xao và nghe có tiếng thổi trong tim... 

7. Bệnh ung thư

Mồ hôi bỗng dưng tăng tiết bất thường, đặc biệt là vào ban đêm là một trong những triệu chứng sớm của một số bệnh ung thư mà bạn có thể mắc. Đặc biệt cảnh giác với ung thư máu thể lymphoma- một loại ung thư bạch cầu ác tính. Do đó, khi thấy có những bất thường đáng nghi kèm theo những triệu chứng chảy máu, đau,…thì bạn nên đi kiểm tra xét nghiệm máu để loại trừ khả năng mắc bệnh hay phát hiện bệnh sớm sẽ có hướng điều trị tốt hơn.

Cách khắc phục tình trạng đổ nhiều mồ hôi

Mồ hôi đổ ra nhiều: Cơ thể đang bật tín hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

- Khi ra nhiều mồ hôi, hãy dùng khăn khô lau bớt, bật quạt ở mức vừa phải, uống một cốc nước mát nhằm hạ nhiệt cơ thể từ từ thích nghi với nhiệt độ mới, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

- Bên cạnh dấu hiệu của bệnh tật thì rất có thể sự tăng tiết mồ hôi của bạn là do chế độ ăn uống, sinh hoạt gây nên. Do đó, hãy kìm hãm sự tiết mồ hôi lại với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi: Sữa giàu canxi, phomat, sữa chua béo,….là những thực phẩm giàu canxi mà bạn dễ dàng tìm kiếm và bổ sung cho cơ thể.

- Ăn nhiều rau củ quả: Rau xanh sẽ cung cấp nước và giữ nước cho cơ thể một cách tốt nhất. Do đó, hãy tăng cường ăn rau, củ quả chứa lượng vitamin lớn sẽ làm mát cơ thể và giúp bạn hạn chế sự tiết mồ hôi.

Mồ hôi đổ ra nhiều: Cơ thể đang bật tín hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

- Sử dụng dầu oliu: Sử dụng dầu oliu thay cho các loại dầu thực vật khác trong chế biến thức ăn không những giúp bạn ổn định huyết áp, giảm cholesterol trong máu mà còn giúp giảm lượng mồ hôi tiết ra ngoài cơ thể.

- Không ăn đồ ăn cay nóng: Những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ khiến cơ thể bị kích thích và lượng mồ hôi tăng tiết nhiều hơn. Do đó, những bạn có lượng mồ hôi lớn không nên ăn những thực phẩm này.

- Vệ sinh và luôn giữ mát cơ thể: Nên mặc quần áo rộng thoáng, uống nhiều nước để bổ sung đủ nước cho cơ thể. Hạn chế vận động nặng, tránh làm việc quá sức, luôn giữ cơ thể trong trạng thái mát mẻ, nghỉ ngơi thì lượng mồ hôi cũng sẽ giảm đi đáng kể.

- Để đảm bảo sức khỏe, nếu có dấu hiệu ra mồ hôi bất thường nên đi kiểm soát tổng quát, xét nghiệm công thức máu, chức năng tuyến giáp... Cách chữa trị hiệu quả nhất chỉ có khi đã xác định được nguyên nhân gây ra triệu chứng.

Đổ mồ hôi là một phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn đồng thời cũng là biểu hiện của một số bệnh lý khi mồ hôi tăng tiết bất thường. Vì thế nếu thấy mồ hôi ra nhiều thì nên đi kiểm soát tổng quát để có phương án điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguồn ảnh Internet

Theo Bestie