Nắm rõ 5 quy tắc chi tiêu này ví bạn sẽ luôn rủng rỉnh và cuộc sống sẽ luôn nhẹ nhàng, thư thái

Có một số bí quyết quan trọng cần phải nắm được trước khi chi ra những đồng tiền xương máu, để cuộc sống trở nên thoải mái hơn.

1. Đầu tư thông minh nhất là cho bản thân

Đầu tư cho bản thân chính là cách đầu tư khôn ngoan nhất, và càng sớm nhận ra điều này chừng nào, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình trở nên dễ thở hơn chừng đó.

Nhưng đầu tư cho bản thân là như thế nào? Dĩ nhiên rồi, đó là học hỏi và trải nghiệm. Không nhất thiết phải cố gắng kiếm lấy một tấm bằng, mà hãy trau dồi bất kỳ thứ gì bạn cảm thấy thích. Mua một cuốn sách và đọc nó - đó là đầu tư! Chi tiền cho một khóa học online, đó cũng là đầu tư.

Đầu tư cho bản thân càng nhiều, bạn sẽ thấy giá trị của chính mình tăng cao, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay.

nam-ro-5-quy-tac-chi-tieu-nay-vi-ban-se-luon-rung-rinh-va-cuoc-song-se-luon-nhe-nhang-thu-thai

Ảnh minh họa

2. Vấn đề đi lại

Nếu bạn dành thời gian để nhẩm tính thì chắc chắn khoản tiền đi lại hàng tháng của vợ chồng bạn là không hề nhỏ. Vì vậy, căn cứ vào điều kiện tài chính của mình, hãy lựa chọn một phương tiện duy chuyển phù hợp để không phải bị "ngốn" quá nhiều tiền cho việc đi lại.

Ô tô, xe máy, xe đạp, hay sử dụng phương tiện giao thông công cộng? Hãy tính toán dựa trên nhu cầu và khả năng của mình và lựa chọn phương tiện phù hợp, nhưng chắc chắn rằng, mỗi phương tiện giao thông đều có những ích lợi và thú vị riêng của nó.

3. Không lãng phí tiền lẻ

Đa số chúng ta đều giữ thói quen dành những đồng tiền có mệnh giá lớn và "cố tình" tiêu sạch bách những đồng tiền lẻ. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ thông thái chỉ ra chiêu: "tích tiểu thành đại". Thay vì cố tình tiêu hết số tiền lẻ bạn có, hãy cho chúng vào lợn hoặc cất dần đi, mỗi ngày một ít chúng ta sẽ có một khoản tiền tiết kiệm kha khá.

4. Quy tắc 50/20/30

Quản lý ngân sách không đơn thuần là thanh toán các hóa đơn sao cho đúng hạn mà là việc bạn xác định xem số tiền cần phải chi tiêu cho các khoản mục. Với quy tắc 50/20/30, bạn sẽ phân chia thu nhập của mình theo một tỷ lệ nhất định, từ đó lên được bản kế hoạch chi tiêu một cách khoa học, phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình.

Theo đó, bạn sẽ chia thu nhập của của mình thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm tương ứng là 50%, 20% và 30%.

- 50% thu nhập: Các chi tiêu thiết yếu

Theo phương pháp quản lý chi tiêu này, bạn hãy ra 50% thu nhập hàng tháng của mình cho những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống. Chi phí thiết yếu là những khoản mà bạn chắc chắn phải bỏ ra dù bạn ở đâu, làm gì hay có kế hoạch gì trong tương lai như tiền ăn, tiền ở, tiền điện, nước...

- 20% thu nhập: Mục tiêu tài chính

20% thu nhập nên được dành cho các mục tiêu tài chính, chuẩn bị cho tương lai và chăm sóc bản thân mình. Trong phần tiền này, bạn hãy chia ra thành các khoản tiết kiệm cho tương lai, khoản dự phòng hay tiền trả nợ cho các khoản vay trước đó.

- 30% thu nhập: Chi tiêu linh hoạt

Khoản 30% thu nhập này sẽ dùng cho các khoản chi tiêu như mua sách, đi du lịch, giải trí... Đây chính là khoản bạn dành để thưởng cho bản thân mình sau những giờ lao động vất vả.

nam-ro-5-quy-tac-chi-tieu-nay-vi-ban-se-luon-rung-rinh-va-cuoc-song-se-luon-nhe-nhang-thu-thai

Ảnh minh họa

5. Huỷ các gói dịch vụ không cần thiết

Một cách dễ dàng để tiết kiệm tiền là huỷ các dịch vụ hàng tháng mà bạn đang sử dụng như dịch vụ video trực tuyến hay dung lượng iCloud. Ví dụ, nếu bạn đang trả phí cho 3 nền tảng phát video khác nhau, hãy chỉ giữ lại 1 dịch vụ mà bạn dùng nhiều nhất.

6. Quy tắc "3 số 8"

Về cơ bản, chúng ta làm việc 8h mỗi ngày, ngủ 8h mỗi đêm, và có 8h cho những việc riêng.

8h làm việc đổi lấy 8 tiếng đi ngủ. Vậy nên, trau dồi bản thân tốt hơn hoàn toàn nằm ở việc sử dụng hiệu quả 8h còn lại. Hãy tận dụng tốt nó, đầu tư vào những thứ mang lại hiệu quả dài hạn như học thêm kiến thức mới, kỹ năng mới... thay vì lên YouTube xem video giải trí.

7. Quy tắc 1 phút

Mỗi ngày, hãy dành ra 1 phút để kiểm tra lại chi tiêu của bản thân. Chẳng hạn, dùng 1 phút nghỉ trưa để xem bạn đã tiêu những gì kể từ lúc thức dậy.

1 phút này thực sự quý giá, vì nó giúp bạn nhận ra tại sao mình chi quá nhiều và vấn đề đang nằm ở đâu.

Theo GiaDinh