Ngân hàng Lào Việt với mối quan hệ của ông Trần Bắc Hà và Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức

Ngân hàng Lào Việt (LVB) của ông Trần Lục Lang, “cánh tay đắc lực“ của cựu Chủ tịch BIDV ông Trần Bắc Hà có tới 65% vốn điều lệ do BIDV nắm giữ. BIDV và LVB hiện có cùng một con nợ lớn đó là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức.

Giống như ông Trần Bắc Hà và Đoàn Ánh Sáng, ông Trần Lục Lang cũng bắt đầu sự nghiệp tại chi nhánh BIDV Bình Định. Tại đây, ông Trần Lục Lang từng giữ các chức vụ Phó Giám đốc BIDV Bình Định từ tháng 1.2002, Giám đốc Chi nhánh BIDV Phú Tài (tách ra từ chi nhánh gốc Bình Định) từ tháng 10.2006.

ngan-hang-lao-viet-voi-moi-quan-he-cua-ong-tran-bac-ha-va-hoang-anh-gia-lai-cua-bau-duc  

Trong báo cáo thường niên năm 2017, BIDV cho biết, ông Trần Lục Lang được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc BIDV từ tháng 6.2011. Tại BIDV ông Trần Lục Lang được biết đến là "cánh tay đắc lực" của nguyên Chủ tịch Trần Bắc Hà khi luôn có mặt mặt tại mọi “điểm nóng”.

Ngoài chức danh Phó Tổng Giám đốc BIDV (ông Lang đã từ thôi chức Phó tổng giám đốc BIDV kể từ ngày hôm qua 29.11), ông Trần Lục Lang còn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB)

Ngân hàng Lào Việt dưới thời ông Trần Lục Lang

Ngân hàng Liên doanh Lào Việt được thành lập ngày 22.6.1999 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào). Vốn điều lệ ban đầu của LaoVietBank là 10 triệu USD, trong đó tỉ lệ góp vốn của BIDV và Ngân hàng Ngoại thương Lào Đại chúng (BCEL) là 50/50. Đến năm 2012, BIDV chính thức nâng tỷ lệ sở hữu lên 65% tại ngân hàng này.

Qua nhiều lần tăng vốn và thay đổi cơ cấu cổ đông, tính đến cuối năm 2017, LaoVietBank đạt vốn điều lệ gần 791,4 tỷ Kíp Lào (tương đương gần 100 triệu USD), là một trong những ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất tại Lào.

Từ năm 2015, cơ cấu cổ đông của ngân hàng này xuất hiện thành viên mới là Công ty TNHH Souk Houng Hueng (SHH) với vốn với tỉ lệ 10%, BIDV nắm 65% và BCEL sở hữu chỉ còn sở hữu 25% vốn điều lệ.

ngan-hang-lao-viet-voi-moi-quan-he-cua-ong-tran-bac-ha-va-hoang-anh-gia-lai-cua-bau-duc

Cơ cấu cổ đông LaoVietBank

Công ty TNHH Souk Houng Hueng hoạt động trong lĩnh vực trồng cây ăn quả công nghệ cao, được thành lập ngày 13.5.2014, có địa chỉ tại bản Xangkhu, huyện Xaythani, thành phố Viêng Chăn, Lào. Tổng giám đốc Souk Houng Hueng là ông Trần Duy Tùng, con trai ông Trần Bắc Hà.

Trong 20 năm hoạt động của LaoVietBank, ông Trần Lục Lang nắm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT ngân hàng gần 7 năm. Thời gian này, các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng đều tăng trưởng.

Cụ thể, giai đoạn 2012 - 2017, tổng tài sản của LaoVietBank đã tăng 3,8 lần, tương ứng mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 30,6%; Dư nợ cho vay tăng 5,1 lần, tương ứng tăng trưởng bình quân theo năm là 38,5%; Huy động vốn tăng 4,1 lần, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 38,5%; Lợi nhuận trước thuế tăng 4,3 lần, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 33,9%.

ngan-hang-lao-viet-voi-moi-quan-he-cua-ong-tran-bac-ha-va-hoang-anh-gia-lai-cua-bau-duc

 Tỉ lệ nợ xấu của LaoVietBank trong giai đoạn (2011 - 2016). Nguồn: LaoVietBank

Cùng với đó, tỷ lệ nợ xấu từ thời năm ông Lang giữ cương vị Chủ tịch HĐQT (từ 4.2012) cũng giảm mạnh xuống dưới 3% và liên tục được duy trì ở dưới mức này đến hết năm 2016 (theo báo cáo thường niên của LaoVietBank).

Theo BIDV, năm 2017, tổng tài sản LVB đạt xấp xỉ 1,18 tỷ USD, tăng 6,79%so với năm 2016 và đứng thứ tư trong danh sách những ngân hàng lớn nhất của Lào. Nguồn vốn huy động đạt 1,03 tỷ USD, tăng 6,2% so với 2016, trong đó, huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế đạt 632 triệu USD, tăng 3,2% so với năm 2016 (đứng thứ 3 toàn thị trường). Tổng dư nợ toàn hệ thống đạt 919 triệu USD, tăng trưởng 5,4% so với 2016 (đứng thứ 3 toàn thị trường). Lợi nhuận trước thuế đạt 11,6 triệu USD; ROE đạt 7,54%.

Cũng trong năm 2017, BIDV ghi nhận LaoVietBank là “công ty con”, đưa pháp nhân này trở thành công ty con thứ 11 của ngân hàng. Trước đó, BIDV vẫn ghi nhận LaoVietBank dưới hình thức ngân hàng liên doanh.

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, con nợ lớn của BIDV và LVB

Với việc ghi nhận LaoVietBank dưới hình thức công ty con, BIDV đã bắt đầu ghi nhận hợp nhất các chỉ tiêu tài chính của LaoVietBank từ cuối năm 2017. Trong đó, đáng chú ý là 6 khoản nợ dài hạn có giá trị hơn 1.420 tỷ đồng do LaoVietBank cấp cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của Bầu Đức và 1 khoản vay ngắn hạn 120 tỷ khác.

Tính tới ngày 30.6.2018, HAGL nợ BIDV và công ty có liên quan tổng cộng hơn 9.223 tỷ đồng, bao gồm 376,3 tỷ đồng vay ngắn hạn, 2.971 tỷ đồng vay dài hạn và 5.876 tỷ đồng vay trái phiếu do BIDV và Công ty TNHH Chứng khoán BIDV phát hành. Như vậy, chỉ riêng khoản tín dụng BIDV cho HAGL vay đã chiếm khoảng 40% tổng nợ vay tài chính của doanh nghiệp này.

ngan-hang-lao-viet-voi-moi-quan-he-cua-ong-tran-bac-ha-va-hoang-anh-gia-lai-cua-bau-duc 

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAGL

Ngoài ra, HAGL của Bầu Đức lúc này còn là “con nợ” của LVB với số tiền nợ 374,644 tỷ đồng và Ngân hàng Đầu tư phát triển Campuchia (BIDC) với số tiền 35 tỷ đồng, đây đều là hai công ty con của BIDV.

Theo lý giải của HAGL, đây đều là khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của tập đoàn, chịu lãi suất thả nổi, được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị, vườn cây cao su, cọ dầu và đàn bò của tập đoàn.

Thêm vào đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) cũng cho HAGL của Bầu Đức vay dài hạn 19,3 tỷ đồng, còn LVB cho vay dài hạn 1.397 tỷ đồng gồm 3 khoản vay với mức lãi suất từ 8,75% tới 11%/năm.

Sang quý III.2018, HAGL của Bầu Đức có 21.059 tỷ đồng nợ vay. Trong đó, khoản vay ngắn hạn với BIDC đã không còn, trong khi khoản vay ngắn hạn với LVB là 274,8 tỷ đồng. Còn khoản vay dài hạn với hai ngân hàng là công ty con của BIDV cũng không xuất hiện trong BCTC quý III.2018 của HAGL. Tuy nhiên, về tổng quan, BIDV vẫn là chủ nợ lớn nhất của HAGL.

Theo DanViet