Ngồi sai tư thế khi lái ô tô khiến tài xế dễ mắc bệnh và gặp tai nạn

Ngồi lái xe ô tô tưởng đơn giản nhưng thực tế nếu ngồi không đúng không chỉ hại sức khỏe mà khi gặp sự cố sẽ khó xử lý kịp thời.

Ngồi vào ghế lái và điều khiển vô-lăng, cần số... là chuyện ai biết lái xe cũng có thể làm được. Nhưng làm thế nào để lái xe an toàn và thoải mái nhất, thậm chí tránh bị đau lưng do thời gian ngồi trên xe quá lâu... không phải ai cũng biết. Thực tế, có khá nhiều tài xế mắc sai lầm.

Có nhiều người cho rằng khi lái xe có thể ngồi kiểu nào cho thoải mái nhất để không bị áp lực mỗi khi ùn tắc giao thông hay lái dưới trời nắng hoặc trời mưa. Và một trong những tư thế ngồi nhiều người cho là thoải mái nhất chính là ngồi vắt vẻo chân lên cabin, ngồi xéo người. 

Bên cạnh những người có sở thích lái xe ô tô với kiểu ngồi sao cho thoải mái thì cũng có người lại ngồi rất “nghiêm túc”. Tức là quá áp lực khi lái xe như tỳ ngực vào vô lăng, hoặc cố gắng thu hai tay vào nách và dí mắt vào kính trước.

ngoi-sai-tu-the-khi-lai-o-to-khien-tai-xe-de-mac-benh-va-gap-tai-nan

 Ngồi lái ô tô sai tư thế cũng nguy hiểm khôn lường.

Họ cho đó là tư thế thuận tiện nhất để xử lý các tình huống khi gặp những vấn để của giao thông nhưng không biết rằng trong các trường hợp khẩn cấp, chính lỗi này sẽ gây ra tất cả bởi quá gò bó thì khó xử lý tình huống. Với thế ngồi “thoải mái”, tài xế có thể thò khuỷu tay trái ra ngoài cửa xe, và chỉ dùng hai ngón tay của bàn tay phải để xoay vô lăng, điều này vô cùng nguy hiểm.

Thực tế, khi ngồi sai tư thế có thể dẫn tới sự mệt mỏi cho toàn bộ xương sống, vai, cổ, hai bả tay, khiến tài xế không thể tập trung cho công việc cũng như các hoạt động khác. Khi cơ thể mệt mỏi, tài xế sẽ làm việc kém hiệu quả hơn, và thường xuyên cáu gắt khi gặp những vấn đề chưa vừa ý. Nguy hiểm hơn còn có thể gây tai nạn cho bản thân mình và ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác.

Do đó, tư thế ngồi lái ô tô chuẩn cực kỳ quan trọng tài xế nào cũng cần phải trang bị cho mình kiến thức cơ bản nhất. Dưới đây là một vài tư thế ngồi chuẩn nhất tài xế nên tham khảo:

Tư thế ngồi vuông góc

Để tránh đau lưng cần áp dụng tư thế ngồi đúng chuẩn, với phần mông và lưng vuông góc, hoàn toàn tỳ vào ghế lái. Ngồi đúng tư thế cũng giúp duy trì sự tỉnh táo trên suốt chặng đường dài. 

Đầu gối gập một góc khoảng 120 độ

Điều chỉnh khoảng cách sao cho khi nhả pedal, đầu gối của tài xế gập một góc khoảng 120 độ. Để kiểm tra lại hãy khởi động xe và đạp chân phanh vài lần và xem góc độ của đầu gối. Nếu duỗi quá thẳng, tức là đang ngồi quá xa, có thể giảm cảm giác với pedal, khiến tài xế có thể mất sức. Nếu gập một góc 90 độ thì khoảng cách ghế quá gần, cần điều chỉnh để tránh mỏi chân, và an toàn hơn trước những va chạm trên đường.

Lưng ghế song song với cột vô lăng

Tư thế ngồi lái xe đúng chuẩn là lưng ghế song song với cột vô lăng. Tuy nhiên, tài xế có thể điều chỉnh dao động trong khoảng 95-110 độ. Để kiểm tra độ nghiêng ghế đã đạt chuẩn chưa hãy đặt cổ tay ở điểm cao nhất trên vô lăng, nếu cảm thấy thoải mái, trong khi vẫn giữ vững tư thế ngồi lái xe thắng tỳ lưng vào ghế.

Chiều cao vô lăng song song với góc của lưng ghế 

Chiều cao cột vô lăng nên điều chỉnh về vị trí song song với góc của lưng ghế để giúp tài xế dễ dàng quan sát tới bảng đồng hồ, cũng để người điều khiển có thể cầm nắm vô lăng thoải mái. Ngoài ra cũng cần chú ý chỉnh khoảng cách vô lăng bằng cách quan sát xem khuỷu tay của tài xế đã gập đủ 1 góc 120 độ khi nắm lấy vô lăng chưa. Khoảng cách cột vô lăng nên duy trì ở mức 30cm tính từ tâm trục đến xương ức.

Chiều cao ghế

Chỉnh chiều cao ghế nhằm mục đích giúp tài xế quan sát phía trước dễ dàng hơn, tránh gây mỏi cổ và tai nạn đáng tiếc trên đường, trong khi vẫn quan sát tốt bảng điều khiển.

Thông thường, để có tư thế ngồi lái xe thuận tiện, chiều cao tương ứng cho phép tài xế đó nên để chiều rộng bàn tay giữa đầu và trần xe. Với xe mui trần hoặc trần cao, không thể áp dụng chiều rộng bàn tay, hãy điều chỉnh ghế sao cho mắt ở trên tâm điểm kính chắn gió, tránh bị cản tầm nhìn. 

Tựa đầu cao hơn mí mắt

Tốt nhất nên điều chỉnh tựa đầu cao hơn mí mắt và giữ khoảng cách 2-3cm so với đầu. Nếu không thể đạt được khoảng cách đó, cần điều chỉnh lại góc nghiêng lưng ghế sao cho tư thế ngồi lái xe đem lại sự thoải mái. Khi lái xe cũng nên để đầu hơi hướng về phía trước, và giữ đúng khoảng cách để tránh nguy cơ chấn thương cổ khi khoảng cách quá xa.

Theo VietQ