Người đàn ông bị sốc phản vệ sau khi ăn tôm hấp, bác sĩ chỉ rõ có dấu hiệu này cần dừng ngay

Khi phát hiện sốc phản vệ (ngứa, da đỏ ửng, nổi mề đay…), người bệnh cần ngừng ngay việc tiếp xúc với tác nhân (thức ăn, thuốc…) và đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Vừa qua, các bác sĩ BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết đã tiếp nhận và xử trí kịp thời cho người bệnh sốc phản vệ độ 3 do ăn tôm. Bệnh nhân là ông K.A.T (59 tuổi, Việt kiều Úc) bị nổi mề đay, miệng sưng vù sau khi ăn món tôm hấp khoảng 10 phút.

Khai thác bệnh sử ghi nhận ông T có cơ địa dị ứng hải sản, cùng kết quả đo huyết áp 91/55 mmHg (bình thường 140/80mmHg).

nguoi-dan-ong-bi-soc-phan-ve-sau-khi-an-tom-hap-bac-si-chi-ro-co-dau-hieu-nay-can-dung-ngay

Người đàn ông bị sốc phản vệ độ 3 sau khi ăn tôm. Ảnh VTC

Bác sĩ nhận định, bệnh nhân sốc phản vệ độ 3 với tôm. Người bệnh được tiêm adrenaline chống sốc theo phác đồ của Bộ Y tế. Sau 10 phút, người bệnh giảm sưng miệng, hết ngứa, được chuyển đến khoa Hồi sức cấp cứu (ICU) để tiếp tục theo dõi sát. Sau 24 giờ theo dõi, bệnh nhân không còn bị sốc phản vệ, da không còn nổi ban, ăn uống bình thường.

Trước giờ xuất viện, bệnh nhân cho biết cách đây hơn 1 tuần, vừa trở về từ Úc, ông cùng bạn bè đi Vũng Tàu. Khi ăn tôm nướng, ông bị ngứa, nổi mẩn đỏ, được đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu với chẩn đoán sốc phản vệ nhẹ. 

Trở về TP.HCM, ông lại có triệu chứng này khi tiếp tục ăn tôm hấp. Kết quả xét nghiệm cũng ghi nhận bệnh nhân có cơ địa dị ứng với hải sản. Trước đây, mỗi khi ăn tôm bị ngứa, ông uống nhiều nước lọc với hy vọng chất độc sớm đào thải ra ngoài chứ không đi bệnh viện.

nguoi-dan-ong-bi-soc-phan-ve-sau-khi-an-tom-hap-bac-si-chi-ro-co-dau-hieu-nay-can-dung-ngay

Ảnh minh họa

Bác sĩ cho biết, người có cơ địa dị ứng với hải sản (tôm, cua, mực…) cần thận trọng khi ăn những thực phẩm này để tránh nguy cơ xảy ra sốc phản vệ nguy hiểm tính mạng. Đặc biệt, khi ăn hải sản uống kèm rượu bia, mức độ dị ứng sẽ nặng hơn.

Khi phát hiện sốc phản vệ (ngứa, da đỏ ửng, nổi mề đay…), người bệnh cần ngừng ngay việc tiếp xúc với tác nhân (thức ăn, thuốc…) và đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

4 mức độ cảnh báo sốc phản vệ cần cảnh giác

Mức độ 1: người bệnh nổi mề đay, phù môi, mặt, mắt.

Mức độ 2: thêm triệu chứng khó thở, tim đập nhanh, đau bụng, tiêu chảy.
Mức độ 3: người bệnh tụt huyết áp, trụy mạch.
Mức độ 4: ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn và tử vong.

Theo GiaDinh