Nhà hàng khiến khách chạy "té khói" vì món cá dương vật ngoe nguẩy trong đĩa

Khi tìm hiểu về loài cá dương vật thì mọi người mới bật ngửa và hiểu ra vì sao người ta lại đặt cho nó cái tên lạ lùng đến thế. Chính vì lý do này mà không ít thực khách muốn bỏ chạy khi được tận mắt nhìn thấy món ăn này.

Cá dương vật tuy không có ở Việt Nam nhưng lại được nhắc tới rất nhiều do tầm ảnh hưởng của bộ phim Hàn Quốc "Vì sao đưa anh tới" khi nữ diễn viên chính Chun Song Yi (Jun Ji Hyun) đòi ăn loại cá này cho bằng được.

nha-hang-khien-khach-chay-te-khoi-vi-mon-ca-duong-vat-ngoe-nguay-trong-dia

Cá dương vật.

Sinh vật này được gọi là “gaebul” (개불) trong tiếng Hàn, nó thật sự không phải là một loài cá mà chính xác là một loại giun biển có nguồn gốc từ Hàn Quốc, chúng cũng được tìm thấy ở Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.

Ở Hàn Quốc, chúng chủ yếu sống ở bờ biển phía tây nam, nơi có bãi bồi cao hơn mực nước biển. Chúng thường sống trong bùn, đầm lầy. Chúng ăn cá, cua nhỏ và các sinh vật phù du, bên ngoài chúng có một lớp nhớt rất nhầy nhụa.

Cá dương vật có hình dáng vô cùng độc đáo và đặc biệt như chính tên gọi của mình. Người dân đi bắt chúng thường chỉ đem theo một cái xô, một cái xẻng là đủ. Cá dương vật ăn ngon nhất là lúc vừa bắt lên đem đi chế biến ngay, lúc này chúng có mùi vị tươi ngọt rất đặc trưng.

nha-hang-khien-khach-chay-te-khoi-vi-mon-ca-duong-vat-ngoe-nguay-trong-dia

Cá có thể ăn sống, chấm với muối và dầu mè.

Gaebul có sẵn quanh năm, nhưng mùi vị ngon nhất và được thu hoạch nhiều nhất là từ tháng 10 đến tháng 3. Hình dạng và kích thước của loài vật này không đều nhau, nếu thấy cơ thể chúng căng phồng, da mỏng có thể chúng đã chết. Ngoài ra, chúng có nhiều màu khác nhau như hồng, da cam, nâu nhạt, thậm chí là màu xám. Vì vậy, màu hồng không phải là thước đo chính xác để biểu thị độ tươi của chúng.

Cá dương vật có hình dáng vô cùng độc đáo và đặc biệt như chính tên gọi của mình. Chính vì lý do này mà không ít thực khách đã phải "đỏ rần mặt" khi được tận mắt nhìn thấy món ăn này và số người không dám thử cũng tăng lên rất nhiều.

nha-hang-khien-khach-chay-te-khoi-vi-mon-ca-duong-vat-ngoe-nguay-trong-dia

Nhiều thực khách chỉ muốn bỏ chạy khi nhìn thấy món ăn này.

Không chỉ có ngoại hình kỳ lạ và nhạy cảm mà món ăn từ cá dương vật ở Hàn Quốc lại càng làm khó thực khách khi phục vụ tươi sống chứ không qua khâu nấu chín. Sau khi được rửa sạch thì cá dương vật sẽ được cắt ra thành lát nhỏ vừa ăn. Do được phục vụ tươi sống nên nhiều khi đã dọn ra đĩa rồi mà những lát cá dương vật vẫn còn ngọ nguậy khiến không ít thực khách phải bỏ chạy và không dám dùng thử.

Người ta thường ăn Gaebul với nhiều loại nước sốt, thường là sốt chogochujang. Một số người dân địa phương thì thích ăn với kim chi. Gaebul khi được tẩm ướp với muối, hạt tiêu, dầu mè và chút gia vị rồi đem nướng có mùi rất thơm. Nếu thích hương vị thật sự của Gaebuk thì có thể ăn sống chúng. Tuy vẻ ngoài hơi nhạy cảm và có phần đáng sợ nhưng nếu thực khách nào biết thưởng thức và đã quen ăn thì đều cho rằng đây là một món ngon đáng thử.

nha-hang-khien-khach-chay-te-khoi-vi-mon-ca-duong-vat-ngoe-nguay-trong-dia

Tại Hàn Quốc, cá có thể được ăn sống bằng cách rửa sạch, thái lát, chấm với muối và dầu mè hoặc ăn chín bằng cách xào với các loại rau.

Theo nhiều khách du lịch tới Hàn Quốc, món ăn này dai, ngon, có vị như hàu, sò tươi và nhất là… ghê rợn khi những phần cơ thể “cá dương vật” thái lát vẫn còn ngọ nguậy ngay trên đĩa.

Đồng thời, chúng có thể ăn chín nếu đem xào với rau và các gia vị khác. Bên cạnh đó, món “cá dương vật” cũng là một trong những nét đặc trưng của ẩm thực Sơn Đông, Trung Quốc.

Gaebul lúc nào cũng trong tình trạng cung không đủ cầu, lượng người yêu thích các món ăn chế biến từ loài sinh vật này rất lớn. Do đó, sẽ không bao giờ có thể tìm thấy Gaebul đông lạnh.

"Con sâu biển" tròn ủng như quả dưa sắp tuyệt diệt vì nhu cầu "bổ thận tráng dương" cho chồng của các bà nội trợ

Theo GiaDinh