Nhập viện khẩn cấp sau khi uống 4 ly trà sữa

Mới đây một nam sinh tại Trung Quốc đã phải cấp cứu khẩn cấp do uống 4 ly trà sữa để giải khát.

Báo chí Trung Quốc ghi nhận trường hợp một học sinh trung học đã phải vào phòng cấp cứu (ICU), sau khi uống 4 ly trà sữa để giải khát. Các bác sĩ cảnh báo, việc uống trà sữa quá nhiều gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Trước đó tại Việt Nam, 6 học sinh Trường tiểu học Mỹ Ngãi, xã Mỹ Ngãi, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp cũng phải nhập viện với các triệu chứng ngộ độc sau khi uống trà sữa do cô giáo chủ nhiệm mua để thưởng cho cả lớp. Các em có triệu chứng đau bụng, nôn, ói, run.

nhap-vien-khan-cap-sau-khi-uong-4-ly-tra-sua

 Nhiều người bị cấp cứu do uống nhiều trà sữa. Ảnh minh họa

Cô Nguyễn Kim Phụng, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết,  trước đó có hứa với học sinh sẽ thưởng cho các em vì thành tích học tốt, vì thế nhân dịp Noel cô đã mua trà sữa cho cả lớp. Cô mua 26 ly trà sữa ở một tiệm trà sữa gần trường. Các em uống không bao lâu thì có vài em than đau bụng.

Theo các bác sĩ, trà sữa là thức uống yêu thích của nhiều người. Vị trà thơm kết hợp sữa ngọt dịu khiến nhiều người mê. Thành phần chủ yếu của cốc trà sữa gồm bột sữa, bột trà hoặc trà (trà đen, trà xanh, ô long), đường, chất béo, saccharin cùng các chất phụ gia... tạo hương vị cho một cốc trà. Ước tính, một cốc trà cung cấp khoảng 350 - 500 calo. Trong khi đó, nhu cầu cơ bản của một người mỗi ngày khoảng 2.000 calo.

Thống kê cho thấy, hàm lượng đường và axit béo chuyển hóa trong trà sữa thường vượt quá tiêu chuẩn, gây ra hiện tượng tăng lượng cholesterol trong cơ thể. Khi uống quá nhiều trà sữa trong một ngày, những phản ứng bất lợi sẽ diễn ra trong cơ thể, làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, người thường xuyên uống trà sữa rất dễ trở thành nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tăng đường huyết...

Ngoài ra, nếu tiêu thụ quá nhiều trà sữa trong thời gian ngắn sẽ rơi vào trạng thái thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho quá trình điều tiết hormone sinh sản (nhất là ở nam giới), điển hình như vitamin B1 hay A11. Khi tình trạng này kéo dài và bạn không kịp thời bù đắp, nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý nam khoa như tinh trùng loãng, viêm tinh hoàn, rối loạn cương dương,…

Trên thực tế, tác hại của trà sữa tới tế bào gan xảy ra phần lớn do dùng các loại trà sữa kém chất lượng, pha chế từ tinh trà thay vì sử dụng lá trà tự nhiên. Khi đó các chất hóa học như hương liệu, bột màu,… trong trà sữa sẽ tạo “gánh nặng” tới hoạt động bài tiết chất thải của gan và gây nóng trong người, nổi mụn nhọt.

Theo VietQ