Nhét tỏi vào lỗ tai để trị đau tai gây mất ngủ, người đàn ông phải nhận kết đắng

Một người đàn ông đã nhét tỏi vào trong tai vì nghĩ nó sẽ trị viêm tai cho anh nhưng không ngờ cuối cùng lại phải tới bệnh viện.

Tỏi có nhiều lợi ích cho sức khỏe mặc dù một số người trong chúng ta có thể không thích hương vị của nó. Theo Arthritis.org, tỏi có chứa diallyl disulfide, một hợp chất chống viêm làm hạn chế tác dụng của cytokine. Điều này có nghĩa là tỏi có thể giúp chống đau và viêm. Tuy nhiên, một số người có thể mang những lợi ích sức khỏe đó đi quá xa.

nhet-toi-vao-lo-tai-de-tri-dau-tai-gay-mat-ngu-nguoi-dan-ong-phai-nhan-ket-dang

Tỏi tuy có nhiều công dụng nhưng phải dùng đúng cách. (Ảnh minh họa)

Trang China Press đưa tin, anh Wang, một người đàn ông đến từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, thường không thể ngủ vào ban đêm vì đau tai khủng khiếp. Một ngày nọ, anh Wang thấy một video trên Internet tuyên bố rằng tỏi có thể điều trị viêm.

Trong video đề cập rằng tỏi có chứa allicin - một hợp chất được sản xuất khi tỏi bị nghiền nát hoặc băm nhỏ - là chất chống viêm và có thể điều trị đau tai, đau đầu và các triệu chứng khác.

Vì vậy, người đàn ông quyết định bóc một tép tỏi sống, cắt thành hai miếng nhỏ và nhét một miếng vào tai với hy vọng có thể chữa viêm. Tuy nhiên thay vì giúp người đàn ông bớt khó chịu, miếng tỏi đã mắc kẹt trong tai và không thể lấy ra.

Quá sợ hãi, anh Wang ngay lập tức đến bệnh viện để điều trị và với sự giúp đỡ của bác sĩ, tỏi đã được lấy ra khỏi tai. Bác sĩ nói rằng không có cơ sở cho thấy tỏi có thể sử dụng như một phương thuốc chống viêm cho đau tai, và khuyên anh Wang nên tìm cách điều trị y tế thay thế. Bác sĩ cũng khuyên anh không nên tin vào các biện pháp y tế từ nguồn gốc không xác định.

nhet-toi-vao-lo-tai-de-tri-dau-tai-gay-mat-ngu-nguoi-dan-ong-phai-nhan-ket-dang

Người đàn ông phải tới bệnh viện để bác sĩ gắp tỏi mắc kẹt trong tai.

Trước đó ở Anh, một người phụ nữ bị viêm âm đạo nhét tỏi sống vào "vùng kín" sau khi đọc được cách chữa trên mạng. Tuy nhiên, điều này khiến âm đạo của cô bị bỏng và sưng nghiêm trọng.

Những nguyên nhân gây đau tai

Trong khi nguyên nhân gây đau tai phổ biến nhất ở trẻ em là viêm tai, người lớn có thể bị đau tai do một số nguyên nhân khác. Những nguyên nhân gây đau tai phổ biến bao gồm:

- Viêm tai ngoài;

- Viêm tại giữa

- Ráy tai tích tụ bên trong tai;

- Viêm xoang;

- Viêm khớp hàm;

- Tổn thương tai do áp suất (thông thường do sự thay đổi đột ngột về độ cao);

- Thủng màng nhĩ

- Hội chứng rối loạn thái dương hàm (TMJ), khi đó các khớp ở cả hai bên đầu bị căng thẳng hoặc tổn thương.

- Bệnh Ménière, (còn gọi là sũng nước mê nhĩ), là một rối loạn ở tai trong gây ra vấn đề về thính lực và thăng bằng. Các cơn Ménière có thể xảy ra hàng ngày hoặc xảy ra không thường xuyên ở mức một năm một lần.

Theo Khám phá