Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Chẳng ai muốn lâm vào tình huống nguy hiểm cả, nhưng nắm vững những kiến thức phòng thân vẫn hơn là đến lúc cần kíp thì chỉ biết kêu trời vì không làm được gì.

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Dưới đây sẽ có những hoàn cảnh mà bạn nghĩ chẳng bao giờ có thể xảy ra như lạc giữa biển khơi hay phải đi bộ qua sa mạc, nhưng cũng có những tình huống mà bạn vẫn hay nghe nhắc tới như bị rắn độc hay bị chó dại cắn. Dù khả năng xảy ra có cao hay không thì bạn cũng cần phải nắm vững những kỹ thuật sơ cứu hay phòng thân tối quan trọng sau để có thể thích ứng với mọi trường hợp và nâng cao cơ hội sống sót của bản thân.

1. Nếu bạn bị lạc giữa đại dương

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Ba thứ sẽ giúp bạn sống sót giữa biển là thức ăn, nước uống và nhiệt độ. Năm 1942, một ngư dân Anh Quốc đã sống qua được 133 ngày trên biển nhờ dùng dây điện đèn pin làm dây câu cá, bạn có thể bắt chước. Nếu không có đèn pin, bạn có thể dùng một mảnh vải để vớt tảo biển và các sinh vật trôi nổi khác để cầm hơi.

Về nước uống, bạn sẽ không thể uống nước biển mà phải chế ra một chiếc máy chưng cất bao gồm 2 thùng nước lớn - nhỏ và một mảnh nylon hoặc bạt nhựa. Nước biển trong thùng lớn sẽ bốc hơi, ngưng tụ lại trên tấm nylon rồi nhỏ giọt xuống thùng nhỏ.

Tuy nhiên, trước khi quan tâm đến thức ăn nước uống, bạn phải tìm cách bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời trước đã. Sốc nhiệt có thể giết chết bạn nhanh hơn cả cơn đói, và ánh mặt trời phản chiếu xuống mặt biển có thể làm hỏng giác mạc của bạn. Vì thế, hãy cởi áo quấn quanh đầu và mắt trước tiên.

2. Nếu bạn bị lạc trong sa mạc

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Hãy di chuyển vào ban đêm vì khi đó nhiệt độ có thể giảm xuống dưới 0 độ C, đồng thời giảm nguy cơ bị sốc nhiệt và mất nước. Chiến lược này còn có thể giúp bạn tiết kiệm gần 4 lít nước một ngày. Còn nếu cần nước uống, đừng dại uống nước trong cây xương rồng vì chúng chỉ toàn chứa chất kiềm độc hại gây chết người thôi. Hãy đào tìm nguồn nước ngọt cách mặt đất không bao xa mà uống.

3. Nếu bạn bị kẹt trong một tòa nhà hay hang động

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Khi bị kẹt trong một không gian kín, thứ quý giá nhất với bạn chính là không khí, thế nên đừng lãng phí nó. Hãy hít sâu nhưng thở ra thật chậm. Không dùng hộp quẹt hay diêm vì chúng sẽ chiếm nguồn oxy của bạn. Cũng đừng la hét vì khi đó chính bạn sẽ trở nên hốt hoảng, tim đập nhanh và đòi hỏi bạn phải thở gấp. Thay vào đó, hay cởi áo quấn quanh đầu để không bị ngạt thở vì bụi.

4. Nếu bạn thấy chó hoang hay chó sói

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Chó sói sẽ tấn công bạn nếu bạn xâm phạm lãnh thổ của nó, vì thế nếu bị nó phát hiện, hãy từ từ lùi lại trong lúc nhìn thẳng vào nó. Tuyệt đối không quay lưng bỏ chạy vì nó có thể bị kích động mà lao đến tấn công bạn. Hãy làm con vật hoảng sợ bằng cách hét lên thật to và tỏ ra thật hung dữ, đồng thời không quên từ từ lùi lại.

Nếu bạn xui xẻo đến mức gặp phải cả bầy thú hoang thì đừng để chúng bao vây, hãy tìm cách trèo lên cây mà trốn.

5. Chống thấm nước cho diêm quẹt

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Trong bất kỳ thời tiết hay khí hậu nào thì lửa cũng góp phần nâng cao khả năng sống sót của bạn, nhưng diêm hoặc hộp quẹt rất dễ bị ướt và hỏng, thế nên bạn cần phải chống thấm nước cho chúng bằng cách quét một lớp sơn bóng mỏng lên trên rồi chờ chúng khô.

6. Nếu bạn bị rắn độc cắn

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Bạn sẽ biết ngay mình bị rắn độc cắn khi vết cắn trở nên đau nhức và máu chảy ra đổi màu đỏ thẫm, thậm chí là xanh. Sau đó, vết cắn sẽ sưng to và bạn sẽ thấy chóng mặt, mờ mắt, nói lắp, buồn nôn và sốt. Dù các bác sĩ đều khuyên bạn không nên hút nọc độc ra vì trong miệng có thể đang có vết thương hở khiến nọc thâm nhập vào máu, nhưng nếu bạn không thể được đưa đến bệnh viện ngay thì đây là cách duy nhất.

Nếu phải hút máu độc ra, hãy làm thế ngay sau khi bị cắn, phun máu độc ra ngay lập tức và phải súc miệng thật kỹ. Đừng cầm máu hoặc băng bó vết thương vì chất độc tụ lại có thể gây hoại tử, ngoài ra để máu chảy ra cũng sẽ khiến nọc độc ra theo phần nào.

7. Làm thế nào để biết bạn bị thú nhiễm dại cắn?

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Một khi bị con vật nào đó cắn thì bạn phải lập tức rửa vết thương ngay bằng nước ấm và xà phòng. Nếu bạn bị thú dại cắn, vết thương sẽ chảy máu lâu hơn, sau đó sưng tấy lên và khiến bạn thấy ngứa ngáy, gây sốt và khó chịu. Sau khi bị cắn, bạn nên đến bệnh viện tiêm phòng dại trước khi quá muộn (1-3 ngày) vì người bị bệnh dại có thể sẽ chết trong vòng 4-7 ngày.

8. Làm thế nào để phát tín hiệu SOS chuẩn?

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Bằng bất cứ nguồn sáng hoặc nguồn âm thanh nào bạn có, hãy phát tín hiệu SOS bằng cách bật tắt nguồn sáng/nguồn âm thanh 3 lần trong thời gian ngắn, rồi bật tắt nguồn sáng/nguồn âm thanh 3 lần nữa trong thời gian dài hơn, và cuối cùng là 3 lần trong thời gian ngắn. Sau đó, bạn đợi 3 giây và phát lại tín hiệu SOS. Nếu bạn được đáp lại bằng 3 lần sáng đèn hoặc 3 lần huýt còi thì điều đó nghĩa là có người đang đến giải cứu bạn.

9. Hãy học cách khâu các loại vết thương

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Khâu vết thương không chỉ giúp bạn cầm máu, khép miệng vết thương và ngăn nhiễm trùng mà còn có thể cứu mạng sống của một người, do đó đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong tình huống khẩn cấp.

10. Hãy trang bị cho mình bộ dụng cụ sinh tồn

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Một ít diêm, một mẩu hộp diêm, một miếng băng keo cá nhân, một miếng giấy bạc, một chiếc lưỡi lam, một cái móc câu, một viên thuốc kháng sinh, một cây nến nhỏ, một cuộn chỉ, một mẩu băng keo, và khăn giấy ướt bỏ hết trong một chiếc hộp nhỏ là đủ giúp bạn giữ ấm, tìm thức ăn, nước uống và sơ cứu rồi.

11. Làm thế nào để không chết đuối khi tay bị thương hoặc bị trói?

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Đây là kỹ thuật được miêu tả bởi một cựu hải quân Mỹ giúp bạn không bị chìm ở những chỗ nước sâu hoặc thậm chí là trong những cơn bão biển, trong khi tay không sử dụng được. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất bạn cần nhớ vẫn là điều khiển hơi thở. Đừng phát hoảng, hãy thở thật đều đặn, hít sâu nhưng thở ra nhanh.

12. Làm thế nào để đốt gỗ ướt?

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Dựng đứng thân gỗ, cắt hình dấu sao bên trên càng sâu càng tốt, nhét cỏ khô hoặc các que củi nhỏ vào bên trong rồi đốt, gỗ sẽ bắt lửa rất nhanh và cháy trong khoảng từ 2-5 tiếng không kể kích thước hoặc loại gỗ.

13. Làm thế nào để làm bẫy bắt cá?

Những kỹ năng sinh tồn cần nằm lòng phòng trường hợp nguy hiểm

Vào ban đêm cá có thể bơi vào gần bờ để tìm thức ăn hoặc chúng có thể tìm đến chỗ nước nông. Nếu bạn đặt một cái bẫy làm từ đá và các thanh gỗ như hình, cá sẽ dễ dàng chui vào đấy và khó lòng chui ra được. Khi đó, bạn chỉ cần leo vào tát bớt nước ra và dùng tay không bắt cá vẫn được.

Những kỹ năng sinh tồn trên đều thuộc hàng căn bản và không khó thực hiện, đúng không nào? Dù bạn sống trong một thế giới mà bản thân không bao giờ phải bước ra nơi hoang dã thì vẫn có những kỹ năng bạn cần biết để tự vệ trong trường hợp nơi đô thị mình sống có xảy ra chuyện chẳng lành. Và đặc biệt, kiến thức chẳng bao giờ là thừa cả nên hãy cố gắng ghi nhớ nhũng mẹo sinh tồn trên nhé, biết đâu nếu không áp dụng cho bản thân thì cũng là để cứu người khác.

(Ảnh: Anna Syrovatkina/Bright Side)

Theo Bestie