Những tác hại kinh hoàng khi đậu xe ô tô dưới nắng 40 độ



Mùa nóng, việc đậu xe thường xuyên ở khu vực ngoài trời sẽ khiến xế cưng của bạn phải chịu tác động trực tiếp bởi ánh nắng gay gắt của mặt trời.

Mùa nóng, việc đậu xe thường xuyên ở khu vực ngoài trời sẽ khiến "xế cưng" của bạn phải chịu tác động trực tiếp bởi ánh nắng gay gắt của mặt trời.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Bar-Or tại đại học Hamilton, Canada, khi nhiệt độ ngoài trời 35 độ C thì chỉ cần 20 phút, ca-bin một chiếc xe nhỏ (không bật điều hòa) có thể đạt 50 độ C.

Nếu thời gian là 40 phút, nhiệt độ ca-bin lên tới 65,5 độ C. Đặc biệt, nếu thời gian “phơi” nắng xe càng lâu, xe của bạn sẽ càng bị tăng nhiệt độ một cách nhanh chóng. Trước đây, đã từng ghi nhận có những trường hợp nhiệt độ ô tô có thể chiên chín một cái trứng.

Những tác hại kinh hoàng khi đậu xe ô tô dưới nắng 40 độ

Trước đây, đã từng ghi nhận có những trường hợp nhiệt độ ô tô có thể chiên chín một cái trứng.

Hè đến mang theo cái nóng như đổ lửa. Để ô tô ngoài trời nắng thường xuyên là nỗi khổ của nhiều người. Bởi khi đó, chiếc xế hộp đã bị biến thành "lò nướng" với nhiệt độ bên trong lên cao, gây ra nhiều hiểm họa. Nếu ở các nước, ô tô chỉ là phương tiện thì ở Việt Nam, nó còn là tài sản đáng giá. Có những chiếc xe giá trị tương đương một ngôi nhà, và chắc chắn không ai muốn “ngôi nhà di động” của mình nhanh giảm tuổi thọ do thường xuyên để ngoài trời.

Đặc biệt, khi mùa nóng, việc đậu xe thường xuyên ở khu vực ngoài trời sẽ khiến "xế cưng" của bạn phải chịu tác động trực tiếp bởi ánh nắng gay gắt của mặt trời, từ đó có thể dẫn đến nhưng hư hại đáng tiếc.

 “Xe của tôi dạo này hay phải đỗ dưới trời nắng, mặt đồng hồ tốc độ có hiện tượng giống như bị ố, mặt kính lái có lớp mờ mờ như hơi nước,... Tôi sợ nếu cứ để vậy, cả mùa hè này thì toàn bộ mặt kính sẽ bị mờ, không biết phải làm thế nào?” – Anh Minh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) than thở.

Anh Khánh An (Hoài Đức, Hà Nội), người sở hữu chiếc xe ngót tỉ đồng chia sẻ: “Xe của tôi vừa mới mua, thường xuyên phải để dưới sân cơ quan, không có bóng cây, không có mái che, nền sân là bê tông, mùa hè nắng nóng khủng khiếp, mỗi lần nhìn ra thấy chiếc xe phơi mình dưới nắng, không khỏi xót xa...”

Những tác hại kinh hoàng khi đậu xe ô tô dưới nắng 40 độ

Phần viền nhựa, bánh xe của vài chiếc xe sau một lúc đỗ trên phố cũng tan chảy. Ngay cả hàng rào bằng nhựa cũng không thoát khỏi bàn tay của "thần nắng". (Ảnh: Internet)

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi nhiệt độ tăng, cao su và nhựa và các dung môi bên trong xe sẽ hóa hơi. Dấu hiệu rõ nhất của một chiếc xe bị quá nhiệt là các bộ phận sử dụng dầu nhờn bôi trơn như núm điều khiển điều hòa, chân phanh, thiết bị điều khiển ghế,... hoạt động không trơn tru. Do dầu bôi trơn bị bay hơi và khô lại, dưới nhiệt độ cao, khiến các thiết bị này khó sử dụng hoặc bị kẹt.

Tiếp đến các gioăng cao su cánh cửa sẽ nhanh lão hóa. Các thiết bị điện không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu duy trì nhiệt độ cao trong thời gian dài, hỏng hóc là không thể tránh khỏi. Sự quá nhiệt là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ắc quy chết sớm. Nhiệt độ khiến chất lỏng bay hơi, thay đổi nồng độ dung dịch, phản ứng diễn ra nhanh và gây tổn hại cho cấu trúc phía trong ắc quy. Đặc biệt, đường ống dẫn khí, nước làm mát dễ bị hỏng, lốp xe dễ bị tăng áp suất…

Không những vậy, phơi xe giữa trời nắng gắt còn làm lớp sơn ngoại thất của xe bị bong tróc và phai màu nhanh chóng, gây mất thẩm mỹ và giá trị của xe. Đặc biệt, nếu như bạn đang sở hữu một chiếc ô tô màu đen hoặc những màu sậm thì nên chăm sóc chúng kỹ lưỡng vì những gam màu này hấp thụ nhiệt tốt hơn rất nhiều so với các màu sắc tươi sáng.

Để hạn chế những hậu quả trên bạn nên chuẩn bị cho xe hơi những tấm bạt che nắng hoặc tấm chắn phản xạ tia nắng mặt trời để tránh bị tăng nhiệt độ bên trong cabin, qua đó bảo vệ nội thất như bảng điều khiển, ghế, vô-lăng và quan trọng là sức khỏe chính bạn và người thân.

Bên cạnh đó, nếu thường xuyên phải đậu xe trời nắng, miếng dán phim cách nhiệt chắc chắn sẽ là vật dụng bạn nên cân nhắc để sử dụng cho “xế cưng” của mình để hạn chế phần nào ánh nắng mặt trời và tia cực tím.

Theo GiaDinhVietNam