Những tai nạn hy hữu xót xa trong quá trình sinh mổ

Sinh mổ là phương pháp sinh con khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nếu lựa chọn sinh con bằng phương pháp này bạn sẽ phải đối mặt với không ít những rủi ro.

Trong những trường hợp đặc biệt, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bà bầu sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Với phương pháp sinh mổ, bà mẹ sẽ được gây tê nửa thân dưới, sau đó các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật mổ vùng bụng dưới và lấy em bé ra bên ngoài.

Thoạt nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên mổ bắt con vẫn là một ca phẫu thuật và vì thế nó tiềm ẩn những nguy cơ cho cả mẹ và bé. Đôi khi đó là những tai nạn hi hữu xảy ra trong phòng mổ nhưng lại để lại hậu quả khôn lường.

Bác sĩ mổ đẻ cắt trúng bàng quang của sản phụ

Năm 2015 có lẽ là một năm không thể quên của sản phụ 23 tuổi đến từ Cuba có tên Jermelyn Bactismo. Cô đã có ca sinh mổ tại một bệnh viện ở Cuba. Tuy nhiên, trong quá trình mổ đẻ, tai nạn hy hữu đã xảy ra khi bác sĩ mổ vô tình cắt trúng bàng quang của Jermelyn.

Những tai nạn hy hữu xót xa trong quá trình sinh mổ

Tai nạn này đã khiến cô phải chịu rất nhiều đau đớn sau sinh và tiêu tốn khoản tiền không hề nhỏ cho việc chữa trị bởi hậu quả của việc bàng quang bị cắt trúng.

Sau đó, người mẹ trẻ đã gửi đơn kiện lên Sở y tế Cu Ba để khiếu nại về sự tắc trách của bác sĩ, dẫn tới hậu quả nặng nề.

Bác sĩ cắt cả tử cung lẫn niệu quản của sản phụ

Ngay tại Việt Nam cũng từng xảy ra những tai nạn không thể ngờ trước trong quá trình sinh mổ. Chị Nguyễn Thị Oanh, 40 tuổi sống tại Thanh Hóa đã vô tình trở thành nạn nhân của tai nạn mổ đẻ. Khi sinh con tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống, chị đã bị bác sĩ mổ đẻ cắt cả tử cung và niệu quản.

Những tai nạn hy hữu xót xa trong quá trình sinh mổ

Theo thông tin từ gia đình chị Oanh, ngày 23/6/2016, chị Oanh được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Nông Cống để sinh con. Đến khoảng 23 giờ cùng ngày bác sĩ thông báo chị Oanh phải mổ đẻ và gia đình đã đồng ý. Sau khi mổ đẻ, bác sĩ thông báo phải cắt bỏ tử cung để cầm máu nếu không bệnh nhân sẽ tử vong.

Tuy nhiên sau khi cắt bỏ tử cung, chị Oanh có dấu hiệu tê liệt hoàn toàn về tiết niệu và ứ niệu phù nề. Lo sợ, gia đình và bệnh viện đã chuyển sản phụ lên cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Tại đây gia đình bàng hoàng khi được thông báo chị Oanh đã bị cắt hoàn toàn niệu quả và cả tử cung.

Lãnh đạo Bệnh viện huyện Nông Cống, ông Lê Nguyên Khanh - Giám đốc Bệnh viện đã xác nhận là đúng có sự việc. Trong quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân Oanh các bác sỹ ca mổ do non kém đã cắt nhầm luôn cả niệu quản.

Em bé bị rạch rách má khi đẻ mổ

Năm 2009, chia sẻ trên BabyCenter một bà mẹ vô cùng bức xúc và thất vọng khi nhìn thấy đứa con của mình sau khi sinh mổ. Chỉ vì bất cẩn của bác sĩ, em bé đã chào đời với một vết thương dài ở trên má vì bác sĩ rạch trúng mặt.

Những tai nạn hy hữu xót xa trong quá trình sinh mổ

Tai nạn này xảy ra là do bác sĩ mổ đẻ đã quá vội vàng thực hiện ca phẫu thuật để có thể nhanh chóng trở lại kỳ nghỉ của anh ta.

Mẹ của em bé đã vô cùng đau xót và bức xúc, bởi vết rạch kéo dài gần hết một bên mặt và khả năng để lại vết sẹo lớn là rất cao.

Bé trai bị bác sĩ mổ đẻ rạch trúng đầu, qua đời chỉ 3 giờ sau sinh

Tháng 7/2013, cặp vợ chồng Claire Smith và Scott Allen đã phải đau đớn từ biệt cậu con trai vừa mới ra đời của mình. Chỉ 3 giờ sau sinh, bé trai đã tử vong vì mất máu quá nhiều. Ngày hôm đó, Claire mang thai tuần thứ 33 và phải mổ đẻ cấp cứu.

Tuy nhiên, trong quá trình mổ lấy thai nhi, bác sĩ đã vô tình rạch đúng đầu của em bé khi cố gắng rạch thành bụng của người mẹ. Vết rách trên đầu em bé kéo dài tới 5cm và gây chảy máu quá nhiều. Cuối cùng cậu bé đã ra đi mãi mãi trong sự đau xót vô cùng cùng của bổ mẹ.

Những tai nạn hy hữu xót xa trong quá trình sinh mổ

Vậy mới thấy rằng khi đi sinh mổ cả mẹ và em bé đều phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và nguy hiểm. Thế nên đừng ai nói rằng sinh mổ là sướng hay sinh mổ là nhàn thân nhé, bởi nó sẽ khiến các bà mẹ vô cùng tổn thương đấy.

Theo vtc

---------------------------------

Xem thêm:

Sinh mổ, nguy cơ tử vong cao gấp 2-4 lần sinh thường

Sinh mổ không “nhàn” như lầm tưởng của nhiều người. Trái lại, mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ vết mổ bị rách, chảy máu, tổn thương đường tiết niệu, nhiễm trùng, băng huyết… khi lựa chọn cách sinh này.

Tỉ lệ sinh mổ tăng nhanh

Theo vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (bộ Y tế), tỉ lệ sinh mổ tăng nhanh trong các năm gần đây, nếu 15 - 20 năm trước, tỉ lệ này chỉ chiếm 10 - 15% thì đến nay đã chiếm khoảng 25 - 30%.

Thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho thấy, sinh mổ giúp phụ nữ tránh được cơn đau khi chuyển dạ. Tuy nhiên, những thủ thuật sau đó lại làm mẹ bầu chịu nhiều đau đớn, đối mặt với không ít nguy cơ đe doạ trực tiếp đến sức khỏe. 

Đối với các gia đình có ý định chọn phương pháp sinh mổ để quyết định "ngày đẹp, giờ vàng" cho bé, các bác sĩ thường từ chối và khuyên sản phụ nên đẻ thường bởi sinh tự nhiên vẫn là phương pháp có lợi nhất cho cả mẹ và em bé.

Trong khi đó, những trường hợp có chỉ định mổ thường rơi vào:

- Nhóm phụ nữ sinh con đầu lòng trên 35 tuổi.

- Thai phụ mắc các bệnh lý như: Thiếu máu, tim mạch, tiểu đường, nhiễm độc thai nghén, huyết áp cao, hen phế quản…

- Tử cung hoặc khung xương chậu của thai phụ có điểm bất thường.

- Thai phụ có tiền sử sinh mổ.

Những nguy cơ từ sinh mổ

Sinh mổ, nguy cơ tử vong cao gấp 2-4 lần sinh thường

Nguy cơ mẹ tử vong trong quá trình sinh mổ cao gấp 2-4 lần so với mẹ sinh thường. (Ảnh minh hoạ: Internet).

Kéo dài thời gian nằm viện sau sinh: Theo một số chuyên gia, trong khi các mẹ bầu sinh thường chỉ phải nằm viện 1-2 ngày là được ra viện thì các bà mẹ sinh mổ phải đợi từ 5-7 ngày mới được về nhà, đồng thời phải chi trả các khoản chi phí sinh hoạt trong viện cao gấp nhiều lần so với bà mẹ sinh thường.

Thời gian phục hồi lâu: Thời gian để các bà mẹ sinh mổ hồi phục có thể kéo dài từ 2 tuần tới 1 tháng, điều này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ và việc chăm sóc cho bé khi vừa chào đời. Lý do bởi, các mẹ phải chăm sóc vết mổ sau sinh lâu hơn, phức tạp hơn, ngay cả việc vệ sinh cũng phải nhờ người giúp đỡ.

Nguy cơ nhiễm trùng tăng cao: Những bà mẹ sinh mổ sẽ bị tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vết thương mổ đẻ, trong tử cung hoặc trong cơ quan vùng chậu khác như bàng quang, ruột. Điều này chính là nguyên nhân khiến thời gian các mẹ nằm viện lâu hơn, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác và các nguy cơ xấu trong lần mang thai tiếp theo.

Mất máu và xuất huyết: Việc sinh mổ khiến các bà mẹ bị mất một lượng máu khá lớn. Điều này dễ gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi sức khỏe và thể trạng các mẹ khi sinh mổ sau này.

Có nguy cơ chấn thương các cơ quan khác: Trong quá trình phẫu thuật mổ lấy thai, nếu có bất cứ sai sót gì đều có thể gây xước, rách bộ phận cơ quan khác gần đó như bàng quang, ruột, đồng thời dễ gây biến chứng như nhiễm trùng cổ tử cung, biến chứng sản khoa tại vết thương phẫu thuật, thuyên tắc huyết khối (cục máu đông), sỏi mật và viêm ruột thừa đòi hỏi bạn phải nhập viện điều trị lại sau khi mổ.

Lần sinh thứ hai, thứ ba vẫn phải sinh mổ: Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, một khi bạn đã sinh mổ thì ít nhất 3 năm sau mới được phép mang thai. Nếu mang thai trước thời gian quy định thì rất dễ gây nguy hiểm cho tính mạng bà mẹ và bé, đồng thời những lần mang thai thứ hai, thứ ba sẽ vẫn phải sinh mổ.

Tăng các biến chứng mang thai lần sau: Với mẹ bầu sinh mổ, nguy cơ vô sinh thứ phát, mang thai ngoài tử cung và sảy thai, thai chết lưu không rõ nguyên nhân trong những lần mang thai tiếp theo tăng cao hơn. Tác hại này chính là những biến chứng khó lường của việc sinh mổ.

Có nguy cơ phải cắt bỏ tử cung sau khi sinh: Trường hợp này tuy không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Việc bị chảy máu không kiểm soát ở vết mổ đẻ lần đầu có thể gây biến chứng khiến mẹ bầu phải cắt bỏ tử cung ngay lúc mổ xong hay một thời gian sau.

Tăng nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung: Phụ nữ đã từng mổ lấy thai có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung tại vết mổ đẻ trong tử cung và phải phẫu thuật để loại bỏ những tế bào bất thường này. Sẽ rất nguy hiểm và phức tạp nếu bạn không có sự theo dõi cẩn thận đối với sức khỏe của chính mình.

Nguy cơ tử vong cao: Nguy cơ mẹ tử vong trong quá trình sinh mổ cao gấp 2-4 lần so với mẹ sinh thường do những biến chứng nguy hiểm của nó trong quá trình mổ lấy thai.

Ảnh hưởng của các loại thuốc vào cơ thể: Các thuốc gây mê, kháng sinh và các loại thuốc tiêm vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật mổ lấy thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và nguồn sữa cung cấp cho cơ thể bé.

Theo nguoiduatin