Nữ đại gia 8X vừa chi tiền 'khủng' trăm tỷ vào công ty mẹ Cường đô la là ai?

Nữ đại gia vừa chi ra hơn 121 tỷ đồng để 35% cổ phần tại CTCP Bất động sản Sông Mã từ Quốc Cường Gia Lai là Lê Thị Thanh Thúy.

CTCP Quốc Cường Gia Lai (Mã: QCG) vừa thông báo đã hoàn tất chuyển nhượng 35% cổ phần tại CTCP Bất động sản Sông Mã (viết tắt BĐS Sông Mã) cho đối tác với giá 121,65 tỷ đồng. Người nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần này là bà Lê Thị Thanh Thúy.

Sau thương vụ này, QCG giảm tỷ lệ sở hữu tại Sông Mã từ 49,9% xuống còn 14,9% và không còn là công ty liên kết.

nu-dai-gia-8x-vua-chi-tien-khung-tram-ty-vao-cong-ty-me-cuong-do-la-la-ai

 Bà Lê Thị Thanh Thúy vừa đầu tư hơn 121 tỷ đồng vào Quốc Cường Gia Lai.

BĐS Sông Mã là công ty được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Sông Mã, thành lập từ năm 2000, hoạt động theo đăng ký là xây dựng dân dụng, kinh doanh phát triển nhà, môi giới mua bán nhà.

Trước đó, QCG từng gây xôn xao trong giới đầu tư khi không công bố thông tin việc mua 99,8% vốn BĐS sông Mã.

Theo đó, thông qua báo cáo soát xét vào tháng 6/2017 nhà đầu tư mới biết được việc QCG đã hoàn tất mua 99,8% vốn của BĐS Sông Mã với tổng giá phí 333 tỷ đồng. Tại ngày phát hành báo cáo, ban giám đốc công ty chưa xác định được giá trị hợp lý tài sản thuần của CTCP Sông Mã.

Sau đấy một năm, Quốc Cường Gia Lai lại tiến hành thoái toàn bộ 49,9% vốn tại doanh nghiệp này.

Theo tìm hiểu của Nhà Đầu tư, bà Lê Thị Thanh Thúy sinh năm 1984, thường trú tại phường La Kring, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam.

Hiện tại bà Thúy là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Lê Thúy Gia Lai. Công ty này chỉ mới được thành lập vào tháng 5/2020 vừa qua, trụ sở đặt tại Làng De Lung 2, xã La Tô, huyện La Grai, tỉnh Gia Lai, Việt Nam. Lê Thúy Gia Lai hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất điện, vốn điều lệ đạt mức 9 tỷ đồng.

Trước đó vào năm 2009, bà Thúy cũng thành lập CTCP Thương mại-dịch vụ-đào tạo Nguyễn Lê, tuy nhiên chỉ chưa đầy một năm sau công ty này đã ngừng hoạt động.

Ngoài ra, ông Nguyễn Quang Lạc (SN 1976) (chồng bà Thúy) cũng sở hữu nhiều công ty, gồm Công ty TNHH MTV Mạnh Lê Gia và Công ty TNHH MTV Quang Lạc Lê Gia.

Với Mạnh Lê Gia, đây là công ty thành lập tháng 7/2011, hoạt động trong lĩnh vực lưu trú ngắn ngày, vốn điều lệ ở mức 8 tỷ đồng. Còn Quang Lạc Lê Gia được thành lập cùng ngày và cùng lĩnh vực với công ty Lê Thúy Gia Lai.

Về tình hình kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai, quý I/2020, công ty này đạt doanh thu thuần đạt hơn 81 tỉ đồng, giảm 79% so với cùng kì. Lợi nhuận sau thuế lại đạt 30,3 tỉ đồng, cao gấp 5,5 lần cùng kì nhờ chuyển nhượng vốn tại BĐS Hiệp Phúc, đơn vị sở hữu dự án Sông Đà Riverside.

Tính đến cuối tháng 3/2020, tổng tài sản của công ty khoảng 11.407 tỉ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Phần lớn tài sản vẫn là hàng tồn kho ghi nhận gần 8.046 tỉ đồng

Nợ phải trả của công ty gần 7.153 tỉ đồng, chủ yếu là người mua trả tiền trước 1.459 tỉ đồng và phải trả ngắn hạn khác 4.770 tỉ đồng. Trong đó, Quốc Cường Gia Lai đã nhận tiền của Sunny cho Dự án Phước Kiển gần 2.883 tỉ đồng.

Theo VietQ

----

Xem thêm:

+Hạnh phúc "mỗi người một vẻ" của Hồ Ngọc Hà và Cường đô la sau khi "đường ai nấy đi"

+Giá cổ phiếu tăng mạnh cao hơn cốc trà đá, mẹ Cường đô la 'bội thu' 300 tỷ đồng

+Vì sao HAGL Agrico của bầu Đức muốn phát hành trái phiếu riêng lẻ?

----