Pha bột sắn dây, nếu có dấu hiệu này tốt nhất không nên uống

Nấu chín bột sắn dây với nước sôi, sau khi để nguội nếu thấy bột đặc, cứng và dai thì là bột sắn dây nguyên chất, còn nếu thấy bột lỏng, nhão và nát là bột giả, tốt nhất không nên dùng.

Bột sắn dây với hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin, protein, sắt, magie, canxi, photpho… Sử dụng bột sắn dây không chỉ có tác dụng làm mát cơ thể, thanh nhiệt, giải độc... mà còn có giúp làm đẹp hiệu quả.

Hiện nay, vì lợi nhuận gian thương thường hay trộn bột sắn thường với bột sắn dây để kiếm lời. Bởi vậy, khi mua người tiêu dùng cần thận trọng.

Tốt nhất, để an toàn các bà nội trợ nên mua củ sắn dây về để tự xay giã. Trong trường hợp phải mua bột sắn dây làm sẵn cần chú ý những điều sau đây:

pha-bot-san-day-neu-co-dau-hieu-nay-tot-nhat-khong-nen-uong

Bột sắn dây nấu chín để nguội thường có dấu hiệu đặc, cứng và dai. Ảnh minh họa

Bột sắn dây thật là loại bột hạt to, sắc cạnh, có màu trắng tinh khiết, có hương thơm tự nhiên đặc trưng của bột sắn dây, bột khô, không ẩm. Khi đưa lên miệng cắn, bột sắn dây thật có vị giòn tan, tan nhanh trong miệng và thấy ấm nơi đầu lưỡi. Bột sắn dây sau khi tan ra lưỡi chúng ta sẽ cảm nhận được sự mềm mịn và không có sạn.

Ngược lại, nếu là bột sắn dây giả, bột có lẫn nhiều tạp chất thì viên bột không sắc cạnh, hạt nhỏ. Khi quan sát không có màu trắng tự nhiên, thường không có mùi thơm hoặc rất nặng mùi, khi cắn thử thấy viên bột mềm.

Ngoài ra, để thử bột sắn dây nguyên chất hay không, bạn thử bằng cách hòa tan với nước theo tỉ lệ 1 sắn dây, 5 nước sau đó cho vào nồi nấu vừa nấu vừa khuấy đều tay. Khi bột chín, nguội nếu thấy bột đặc, cứng và dai thì là bột sắn dây nguyên chất. Ngược lại nếu thấy bột lỏng, nhảo và nát là bột giả.

Lưu ý: Không nên mua bột sắn dây đã được ướp hoa bưởi vì rất dễ bị mốc, hoặc do người làm giả ướp hoa bưởi lên để khử mùi ẩm mốc của bột sắn dây giả.

5 bài thuốc chữa bệnh bằng bột sắn dây hiệu quả

Bột sắn dây vừa là thức uống giải nhiệt mùa hè vừa có thể có thể dùng làm thuốc chữa bệnh:

pha-bot-san-day-neu-co-dau-hieu-nay-tot-nhat-khong-nen-uong

Giải rượu: Hòa tan bột sắn dây cùng với một cốc nước sau đó cho đường và cuối cùng vắt lấy 1 thìa nước cốt chanh, có thể thêm đá cho dễ uống.

Chảy máu mũi: Giã nát củ sắn dây tươi sau đó vắt lấy nước cốt, sử dụng loại nước này để uống, mỗi lần chỉ nên sử dụng một chén con.

Chống ngứa do mồ hôi: Trộn đều Bột sắn dây 5g, hoạt thạch 20g, thiên hoa phấn 5g sau đó rắc lên những nơi ẩm ngứa.

Vùng ngực và bụng cảm thấy nóng cồn cào, khát nước: Chúng ta cần chuẩn bị 120g Bột sắn dây trộn đều với 15g gạo tẻ đã được ngâm nước để nấu cháo ăn hàng ngày.

Kiết lỵ: Sử dụng bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.

Theo GiaDinh