Phi công người Anh mắc Covid-19 giảm dần ECMO để tập thở bằng phổi

Phi công người Anh mắc Covid-19 (BN 91) là bệnh nhân nặng nhất tại Việt Nam hiện nay. Hiện bệnh nhân đã được điều trị khỏi Covid-19.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, ngày 21/5, phổi của phi công người Anh (BN91) đã cải thiện hơn, bác sĩ đang giảm dần các thông số ECMO để cho tập dần tự thở bằng phổi.

phi-cong-nguoi-anh-mac-covid-19-giam-dan-ecmo-de-tap-tho-bang-phoi

(Ảnh minh họa)

Bệnh nhân đã trải qua hơn 2 tháng điều trị tại BV Bệnh Bệnh Nhiệt đới TPHCM và là ca mắc Covid-19 nặng nhất tại Việt Nam. Hơn 10 ngày qua, BN 91 đã có 6 lần xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Kết quả nuôi cấy virus được thực hiện ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM cho thấy, virus không có khả năng tái nhiễm ở bệnh nhân này. Đây là tín hiệu rất mừng, thể hiện bệnh nhân đã được điều trị khỏi Covid-19.

Bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM sang Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị tiếp. Việc ghép phổi cho bệnh nhân này chỉ có thể thực hiện khi đảm bảo các yêu cầu về cả sức khỏe và các điều kiện liên quan.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Phó trưởng Tiểu ban điều trị cho biết, đến thời điểm này, các bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng tại Việt Nam đều được chữa khỏi và chưa có trường hợp nào tử vong.

Tính đến 6h sáng 22/5, Việt Nam có tổng cộng 324 ca mắc Covid-19, trong đó 266 bệnh nhân đã được điều trị khỏi. Trong 36 ngày qua, không phát hiện trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng./.

PV/VOV.VN

-----

Xem thêm:

Sáng 22/5, đã 36 ngày không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng, số người cách ly chống dịch tăng lên

 

Bản tin lúc 6h ngày 22/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay đã 36 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng. Hiện có gần 15.000 người cách ly chống dịch, tăng gần 2.000 người so với ngày 21/5

Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 22/5: Đã 36 ngày Việt Nam bảo vệ đựơc thành quả bước đầu trong công cuộc chống dịch COVID-19 là không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

- Tính đến 6h ngày 22/5: Việt Nam có tổng cộng 184 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tính đến sáng nay cũng bước vào ngày thứ 4, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nhập cảnh, kể từ 4 ca bệnh trờ về từ Nga và Mỹ được công bố chiều ngày 18/5

sang-22-5-da-36-ngay-khong-co-ca-mac-covid-19-o-cong-dong-so-nguoi-cach-ly-chong-dich-tang-len

Tính từ 18h ngày 21/5 đến 6h ngày 22/5: 0 ca mắc mới được ghi nhận

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 14.744, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 266

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.726

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 6.752

sang-22-5-da-36-ngay-khong-co-ca-mac-covid-19-o-cong-dong-so-nguoi-cach-ly-chong-dich-tang-len

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:

Đến thời điểm này có 266 ca bệnh/324 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, chiếm 82% tổng số ca bệnh COVID-19 ở nước ta. 58 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 9 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Trong đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị nhiều nhất với 25 ca; Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu là 17 ca; Bệnh viện đa khoa Thái Bình là 6 ca...

Tính đến sáng ngày 22/5, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 4 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 4 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.

Hiện bệnh nhân nam phi công- bệnh nhân 91 vẫn là ca nặng nhất hiện nay. Hôm qua, phổi của bệnh nhân đã cải thiện hơn, bác sĩ đang giảm dần các thông số ECMO để cho tập dần tự thở bằng phổi. Hơn 10 ngày qua, bệnh nhân đã âm tính nCoV trong 6 lần xét nghiệm. Bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh sang Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị tiếp.

Một bệnh nhân nặng khác đã khỏi COVID-19 và được chuyển viện sang Bạch Mai tiếp tục điều trị bệnh nền (di chứng xuất huyết não) là cụ bà 88 tuổi ở Hưng Yên. Hiện, cụ tiến triển rất tích cực, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đề xuất cho ra viện.

Tại cuộc họp Ban CHỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 diễn ra chiều ngày 21/5, các thành viên Ban Chỉ đạo và các chuyên gia y tế đã bàn thảo, phân tích diễn biến dịch bệnh trong nước và trên thế giới, đánh giá lại các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra đối với công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Các chuyên gia y tế cho rằng, điều đáng mừng là sau hơn 1 tháng Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Chúng ta đã dập tắt các ổ dịch. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn vẫn còn. Người dân đã có tâm lý “coi như hết dịch”, thậm chí Ban Chỉ đạo phòng chống dịch ở một số địa phương đã xuất hiện tâm lý chủ quan.

Trong khi đó, diễn biến dịch bệnh ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới còn hết sức phức tạp, khó lường. Nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam là hiện hữu.

Thực tế, những ngày gần đây, Việt Nam đã ghi nhận nhiều ca bệnh từ nước ngoài về. Thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập có khả năng gia tăng, do chúng ta tổ chức đưa công dân từ vùng dịch về nước; các chuyên gia, người lao động kỹ thuật cao nước sang Việt Nam làm việc tại các dự án…

Chính vì vậy, toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch không được mất cảnh giác, chủ quan, lơ là, không được có tâm lý “coi như đã hết dịch”.

Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, Ban Chỉ đạo thống nhất phải tiếp tục thực hiện tốt chiến lược ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, “bao đê cho chặt”, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, đường biên giới, cửa khẩu, đặc biệt là các đường mòn lối mở, bởi đê bao thường không vỡ ở những “cửa khẩu to”, mà lại ở những “điểm rò rỉ”, “tổ mối”.

Ở trong nước phải thực hiện nghiêm công tác cách ly, tiếp tục tiến hành xét nghiệm sàng lọc đối với những nhóm đối tượng, khu vực có nguy cơ...

Thái Bình

Theo SKĐS

------

Xem thêm:

+Cân nhắc phương án chuyển phi công người Anh mắc COVID-19 rất nguy kịch về nước

+Nâng giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu, lương bao nhiêu phải đóng thuế?

+NÓNG: Khu cách ly ở Bạc Liêu để lọt người vào bán hàng rong cho bệnh nhân Covid-19

-----