Quả dại bình dân được Đông y xem là "hảo hạng": Tốt cho dạ dày, gan, thận, trẻ hóa cơ thể

Táo tàu mọc nhiều ở vùng núi, có nguồn gốc Châu Á, đặc biệt nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam, chứa lượng vitamin C đặc biệt cao, dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nội tạng, trẻ hóa cơ thể.

Trái cây "vua" bổ sung vitamin C và các dưỡng chất đặc biệt

Táo dại hay còn gọi là táo Tàu còn có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào địa phươn như táo gai, táo đỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc, Châu Á và một số nước Châu Âu, Châu Mỹ cũng có giống cây này. Đây là loại quả phổ biến ở vùng núi, mọc hoang, cũng có nơi được người dân trồng trong vườn, trồng trên những ngọn đồi.

Quả dại bình dân được Đông y xem là

 Bài viết này của Giáo sư Tiến sĩ Mã Quán Sinh và Tiến sĩ Quách Triệu Huy – Học viện Y tế Công cộng, Đại học Bắc Kinh (TQ)

Táo tàu cho thu hoạch vào mùa thu nên đây là thời điểm có nhiều nhất trên thị trường hoa quả. Theo sách "Tuyển tập thực vật Trung Quốc" táo tàu được gọi với nhiều tên mỹ miều nhờ tác dụng tuyệt vời của nó, đặc biệt được xem là trái cây có hàm lượng vitamin C đặc biệt cao.

Mặc dù táo tàu có kích thước khá nhỏ nhưng giá trị dinh dưỡng lại không thể đánh giá thấp. Theo nghiên cứu được công bố trên "Bảng thành phần thực phẩm Trung Quốc (2009)" cho thấy rằng mỗi 100 gram táo tàu tươi, chứa mức năng lượng 125 kcal, 30,5 g carbohydrate, 0,3 g chất béo, 1,1 g protein, 1,9 g xơ không hòa tan.

Do hàm lượng đường trong táo tàu cao, tương đương với ba lần chất lượng so với một quả táo to. Táo tàu cũng rất giàu vitamin, mỗi 100 gram táo tươi bao gồm: 40 microgam vitamin A, 240 microgram carotene, 60 g thiamin, 90 microgram riboflavin, 900 microgram niacin, 243 mmol vitamin C, 780 Microgram vitamin E…

Ngoài ra, táo tàu cũng chứa nhiều khoáng chất, chẳng hạn như canxi 22 mg, kali 375 mg, sắt 1,2 mg, selenium 1,02 mg.

Quả dại bình dân được Đông y xem là

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong táo tàu có các đặc điểm nổi bật sau đây.

1, Đặc biệt giàu vitamin C

Táo tàu có hàm lượng vitamin C cao nhất trong nhóm các loại táo, và cao hơn nhiều so với các loại trái cây khác. Mặc dù kiwi là trái cây chứa lượng vitamin C rất cao, nhưng táo tàu còn cao hơn kiwi gấp 4 lần, cao hơn súp lơ 5 lần, gấp 6 lần dâu tây.

Có thể nhiều người chưa biết rằng, vitamin C có tác dụng sinh học quan trọng đối với cơ thể, bao gồm hoạt động chống oxy hóa, cải thiện khả năng miễn dịch, và đào thải một số kim loại nặng, benzen và độc tố, vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

Trong tài liệu Bảng tham khảo về dinh dưỡng và chế độ ăn uống của người Trung Quốc (2013) khuyến nghị người lớn nên uống 100 mg Vitamin C mỗi ngày. Nghĩa là bạn chỉ cần ăn táo tàu tươi khoảng 40 gram/ngày, tương đương khoảng 6 quả là đủ đáp ứng nhu cầu bổ sung vitamin C của cơ thể.

Quả dại bình dân được Đông y xem là

2, Rất giàu chất xơ, tốt cho dạ dày, lá lách

Chất xơ có thể thúc đẩy nhu động ruột, làm cho vi khuẩn đường ruột thay đổi, ngăn ngừa táo bón, cải thiện hệ thực vật trong đường ruột; điều chỉnh đường huyết, giảm lipid máu; kiểm soát béo phì, loại bỏ thủy ngân, cadmium, asen, các chất có hại từ các nguồn bên ngoài. Ngày ngày bạn đều có thể ăn táo để giúp đường ruột khỏe mạnh.

Ngoài việc chứa các chất dinh dưỡng thông thường, táo tàu còn chứa nhiều hợp chất thực vật khác nhau.

3. Hoạt chất polysaccharide tăng cường miễn dịch, bồi bổ sức khỏe

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng táo tàu có chứa một loạt các chất polysaccharides hoạt động, chủ yếu bao gồm arabinose và galactose. Các nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra trên động vật, kết quả đã chỉ ra rằng các chất polysaccharide ngày có hoạt động miễn dịch, thúc đẩy việc bồi bổ cơ thể bắt nguồn từ việc tăng sinh các tế bào.

Quả dại bình dân được Đông y xem là

4, Chất flavonoid thải độc, trẻ hóa, phòng ngừa bệnh tim mạch

Flavonoids thuộc về một hợp chất polyphenolic, có một loạt các hiệu ứng sinh học, trong đó có chất chống oxy hóa, gốc tự do có hiệu quả trong việc loại bỏ rác thải trong cơ thể, trì hoãn lão hóa, ngăn chặn sự phát triển của bệnh tim mạch và mạch máu não và những bệnh tương tự.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng flavonoid trên 100 gram táo tàu là từ 300 - 750 mg, tùy thuộc vào chất lượng của táo tàu. Nếu thường xuyên tiêu thụ táo tàu sẽ giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa và cũng giúp kiểm soát lipid máu.

5, Chất terpenoids bảo vệ gan, thận, tăng cường sức khỏe tổng thể

Terpenoid có nhiều tác dụng sinh học, bao gồm bảo vệ gan và thận, tăng cường tế bào máu trắng và cải thiện khả năng miễn dịch. Táo tàu rất giàu terpenoids, trong đó có thành phần chính là tritpenoids.

Các nghiên cứu liên quan đã cho thấy hàm lượng của terpenoid của táo tàu cao khoảng gấp 3 lần so với hàm lượng các loại táo khác, do đó ăn táo tàu giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể.

Quả dại bình dân được Đông y xem là

Cần lưu ý rằng mặc dù giá trị dinh dưỡng của táo tàu là rất cao, nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn táo tàu. Kể cả táo tàu tươi hay táo tàu khô đều chứa hàm lượng đường cao, vì vậy người có bệnh tiểu đường thì không nên ăn táo.

Theo soha