Quá trình tự ướp xác chính bản thân mình khi còn sống của các nhà sư

Đối với Ai Cập việc ướp xác sẽ được thực hiện trên cơ thể người đã chết, nhưng các nhà sư Nhật Bản lại ngược lại. Để đạt đến cảnh giới cao, họ sẽ tự tu luyện bản thân mình ở những chế độ khắc nghiệt và kham khổ.

Quá trình tự ướp xác chính bản thân mình khi còn sống của các nhà sư

Ướp xác để bảo quản cơ thể người đã chết không bị phân hủy đã không còn xa lạ nữa. Nếu như ở Ai Cập và Trung Quốc người ta tiến hành trên cơ thể người đã chết, thì ở Nhật Bản, các nhà sư lại thực hiện nó trên chính cơ thể sống của mình. Quá trình tự hóa này còn được gọi là Sokushinbutsu. Phuơng pháp này đã xuất hiện từ thế kỷ 11, nhưng vì cách thức thực hiện của nó nên đã bị Thiên Hoàng ban lệnh cấm.

Quá trình tự ướp xác chính bản thân mình khi còn sống của các nhà sư
Nhật Bản các nhà sư thực hiện nó trên chính cơ thể sống của mình.

Theo truyền thuyết, ý tưởng về thuật tự ướp xác chính là từ tổ sư Kukai. Kukai (774 - 835) ông là người sáng lập Shingon - một giáo phái bí ẩn dựa trên sự kết hợp của Phật giáo, đạo Shinto, đạo Giáo và nhiều tôn giáo khác.

Tiểu sử về ông nói rằng, ông không qua đời mà tự ướp xác mình khi đang ngồi trong trạng thái thiền định. Khi khai quật mộ của Kukai, người ta thấy tử thi giống một người đang ngủ, làn da vẫn giữ nguyên sắc thái như khi ông còn sống. Từ đó, nghi thức ướp xác Sokushinbutsu bắt đầu phát triển. Họ xem đó là một hình thức để đạt tới cảnh giới cao của sự giác ngộ.

Quá trình tự ướp xác chính bản thân mình khi còn sống của các nhà sư

Trước khi họ đạt được cảnh giới Sokunshinbutsu (Phật sống), họ phải trải qua những giai đoạn chuẩn bị. Quá trình thực hiện việc tự ướp xác được chia thành 3 giai đoạn, kéo dài khoảng hơn 3000 ngày.

Trong suốt quá trình, các nhà sư phải trải qua những công đoạn khổ cực và đau đớn, cùng chế độ ăn uống vô cùng thanh đạm và kham khổ. Mấu chốt trong quá trình này chính là khổ luyện làm giảm tối đa nhu cầu ăn uống và dần dần dẫn đến nhịn ăn.

Quá trình tự ướp xác chính bản thân mình khi còn sống của các nhà sư
Nghi lễ Sokushinbutsu được xem là cách thức nhập cõi niết bàn của Phật giáo ở Nhật Bản.

Trong 1000 ngày đầu tiên, các nhà sư chỉ được uống nước và ăn những loại hạt, những loại quả dại được hái ở khu vực xung quanh chùa như lạc, đậu tương hay quả dâu rừng. Giai đoạn này, sẽ khiến họ mất đi lượng lớn chất béo, tống hết mỡ và thịt trong cơ thể ra ngoài, vì chúng chính là nguyên nhân chính sinh ra tình trạng phân hủy và thối rữa.

1000 ngày sau đó, thay vì việc ăn quả và hạt như trước đây, thì giờ các nhà sư chỉ ăn một chút vỏ cây và rễ cây để rút nước trong cơ thể xuống hết mức có thể. Tuy nhiên, 2000 ngày qua không thấm vào đâu so với những đau đớn mà các nhà sư phải trải qua trong 1000 ngày cuối cùng, giai đoạn mang tên “tẩm độc”.  Vì các nhà sư phải uống trà độc được chế từ nhựa cây Urushi.

Chất độc trong nhựa cũng đóng vai trò bảo quản, ngăn chặn sự xâm nhập giòi và vi khuẩn - những sinh vật có thể gây nên tình trạng phân hủy của cơ thể. Và, cũng chính nhờ đó mà xác ướp được bảo quản một cách nguyên vẹn.

Sau khi kết thúc quá trình “hành xác” 3000 ngày, các nhà sư sẽ tự giam mình trong ngôi mộ được làm bằng đá nguyên khối và duy trì trạng thái thiền "hoa sen". Không khí được cho vào mộ thông qua một ống khí nhỏ, trên tay các nhà sư sẽ có một chiếc chuông.

Mỗi ngày, họ sẽ rung chuông một lần để báo cho người bên ngoài biết rằng mình còn sống. Sau khi chết, các nhà sư sẽ được niêm phong trong mộ đá và tiếp tục đợi thêm 1000 ngày nữa.

Người ta sẽ tiến hành mở mộ để xem, nếu các nhà sư vẫn còn nguyên vẹn tình trạng như ban đầu thì họ đạt được đến trạng thái sokushinbutsu (Phật sống), còn nếu không họ sẽ được đặt lại vào mộ, vẫn được nhớ đến vì những nỗ lực của mình.

Quá trình tự ướp xác chính bản thân mình khi còn sống của các nhà sư
Ở thời điểm hiện tại, việc tự ướp xác đã bị chính phủ Nhật Bản ngăn cấm.

Thực tế các nhà khoa học đã phát hiện ra trong nguồn nước trên núi Yudono ở tỉnh Yamagata có chứa một loại chất có tên là Arsen, một chất độc có khả năng ngăn cản quá trình phân hủy của cơ thể.

Ngoài ra, do nồng độ thạch tín của cây Urushi cao, nên các loài bọ và giòi mới không xâm nhập cơ thể. Bởi vậy những xác ướp của những nhà sư mới được bảo quản nguyên vẹn đến tận ngày nay.

Những xác ướp với nước da bóng đẹp, còn nguyên vẹn ở nhiều ngôi chùa trên núi Yunodo, chính là kết quả quá trình “hành xác” và " tẩm độc" vất vả của những nhà sư. Họ là những minh chứng hùng hồn cho một nghệ thuật ướp xác độc đáo, có một không hai của người Nhật. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, việc tự ướp xác đã bị chính phủ Nhật Bản ngăn cấm.

Ảnh: Internet

Theo Bestie