Rời "ghế nóng" doanh nghiệp không chỉ có tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Nếu như  trên thế giới, tỷ phú Trung Quốc, ông chủ gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba - Jack Ma nghỉ hưu “non”, nhường ghế nóng cho người kế nhiệm thì tại Việt Nam tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng cũng vừa chuyển giao quyền lực tại Vinhomes cho người dưới quyền. Ngoài ra, những tên tuổi khác như ông  chủ Tập đoàn Đầu tư Thế giới Di động (MWG) hay đại gia Lê Phước Vũ cũng đang thể hiện động thái “lui” về hậu trường trong thời gian tới?

Ngày 28.2, CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) công bố Nghị quyết HĐQT về việc bầu Chủ tịch HĐQT và miễn nhiệm, bổ nhiệm Tổng Giám đốc và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Phạm Nhật Vượng rời ghế nóng Vinhomes, Nguyễn Đức Tài sớm chuyển giao quyền hành

Theo đó, công ty đã thông qua đề nghị của ông Phạm Nhật Vượng về việc bầu bà Nguyễn Diệu Linh làm Chủ tịch HĐQT của công ty kể từ ngày ban hành Nghị quyết này (tức ngày 28.2.2019).

Đây được xem là một động thái bất ngờ bởi Vinhomes (Vingroup nắm 70%) là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất trên toàn 3 sàn chứng khoán Việt Nam trong năm 2018 với lợi nhuận trước thuế gần 19,6 ngàn tỷ đồng.

roi-ghe-nong-doanh-nghiep-khong-chi-co-ty-phu-pham-nhat-vuong 

Tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng

Trước đó, tỷ phú số 1 Việt Nam Phạm Nhật Vượng cũng đã nhiều lần giao tài sản tỷ USD vào tay các nữ tướng như trường hợp bà Thái Thị Thanh Hải, Mai Thu Thủy hay Dương Thị Mai Hoa với vị trí chủ tịch tại Vincom Retail (VRE), một công ty con của Tập đoàn Vingroup.

Mặc dù rút lui khỏi chức Chủ tịch Vinhomes nhưng tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn đại diện cho Vingroup nắm giữ 34,83% vốn Vinhomes. Việc nhường ghế chủ tịch Vinhomes cho bà Nguyễn Diệu Linh không là ảnh hưởng tới giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Hiện tại, tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam và nằm trong top 200 người giàu nhất thế giới theo danh sách mới nhất của Forbes. Nếu tính từ đầu năm 2018 đến nay, ông Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tiền hàng trăm nghìn tỷ đồng, giữ vững vị thế người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một tên tuổi khác trên thương trường, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Đầu tư Thế giới Di động (MWG) trong một lần chia sẻ cũng cho biết, ông đã sớm tính dần đến việc chuyển giao quyền hành cho thế hệ kế thừa, bởi thời buổi ông xông pha chiến trường đã qua rồi.

Ông Nguyễn Đức Tài nói, “Mỗi người có một giai đoạn riêng và với bản thân thì đã qua rồi thời gian chiến đấu chèo chống cùng các nhân viên Thế giới Di động. Thời buổi hiện nay, mọi chuyện đang thay đổi rất nhanh, có những thứ rất khó mà không phải ai cũng học được và nếu cảm thấy không đủ năng lực, các nhà lãnh đạo nên nghĩ đến việc chuyển giao quyền lực cho đội ngũ kế thừa, nếu không có thể sẽ bị đá khỏi vị trí vì gây cản trở cho doanh nghiệp”.

roi-ghe-nong-doanh-nghiep-khong-chi-co-ty-phu-pham-nhat-vuong 

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Thế giới Di động đã sớm tính chuyển giao quyền lực cách đây vài năm

Theo đó, Chủ tịch Thế giới Di động đã sớm có kế hoạch chuyển giao quản lý sang thế hệ mới cách đây vài năm, đội ngũ kế thừa của Công ty là những nhân viên sẵn sàng đảm đương trọng trách, trong khoảng 20-30 tuổi.

Cũng giống như các đai gia khác, ông Nguyễn Đức Tài cũng đã trải qua không ít lần thất bại, ngay cả Thế giới Di động cũng làm lại đến 3 lần mới thành công. Hay như Bách Hóa Xanh, cũng từng phạm sai lầm, tuy nhiên sớm nhận ra và thay đổi đến nay ghi nhận tăng trưởng tích cực, riêng tháng 1/2019 doanh thu chuỗi đạt 628 tỷ, tăng 214% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, nhiều ông chủ khác trên thương trường Việt cũng đánh tiếng sẽ "nghỉ ngơi" sau một chặng đường xây dựng, chèo lái doanh nghiệp.

Đơn của như vua cá Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Thủy sản Hùng Vương cho biết ông sẽ nhường vị trí Tổng giám đốc cho lớp trẻ vào năm 2021 nếu như kinh doanh thành công và doanh nghiệp có thể quay về đỉnh điểm ngành cá tra. Lúc bấy giờ, ông Dương Ngọc Minh chỉ đứng phía sau sắp xếp.

roi-ghe-nong-doanh-nghiep-khong-chi-co-ty-phu-pham-nhat-vuong 

"Vua" cá Dương Ngọc Minh 

Hay như trường hợp của ông chủ Tập đoàn Hoa Sen (HSG), ông Lê Phước Vũ. Dù chưa đưa ra thông điệp nào về việc ông sẽ rút khỏi vị trí quyền lực nhất Tập đoàn Hoa Sen nhưng việc mỗi tháng chỉ đến Tập đoàn 2 lần, mỗi lần cũng chỉ 2 tiếng đồng hồ cũng cho thấy sự “lui về” của vị lãnh đạo này.

Lý do khiến ông Lê Phước Vũ ít có mặt tại Hoa Sen chính là vì hiên tại Hoa Sen đã có một ban lãnh đạo đã có sự va chạm, sự mài dũa và đạt độ chín nhất định. Chính vì vậy, ông Lê Phước Vũ đã tìm cho mình một cuộc sống tao nhã hơn đó là “ẩn mình” trên núi để nghỉ ngơi sau "hai mấy năm đi công trình, đi đòi nợ".

Jack Ma nghỉ hưu “non” để dành thời gian làm từ thiện

Trên thế giới, nhiều doanh nhân, tỷ phú cũng có xu hướng rời ghế lãnh đạo công ty do chính mình sáng lập. Trong đó, tỷ phú giàu nhất Trung Quốc, ông chủ gã khồng lồ thương mại điện tử Alibaba - Jack Ma là 1 trong những gương mặt điển hình.

Jack Ma nói rằng việc nghỉ hưu của ông không phải là kết thúc của một thời đại mà là sự khởi đầu của một thời đại mới. Ông sẽ dành nhiều thời gian và tài sản của mình tập trung cho hoạt động từ thiện, tạo ra một nền tảng riêng theo bước chân tỷ phú Bill Gates.

roi-ghe-nong-doanh-nghiep-khong-chi-co-ty-phu-pham-nhat-vuong 

Jack Ma chọn CEO Daniel Zhang là người kế nhiệm để điều hành tập đoàn Alibaba.

Tỷ phú Ma nói với Bloomberg: “Có rất nhiều điều tôi có thể học hỏi từ tỷ phú Bill Gates. Tôi có thể không bao giờ giàu có như ông Gates, nhưng một điều tôi có thể làm tốt hơn là nghỉ hưu sớm hơn”.

Trước đó, ngay sau khi từ chức Giám đốc điều hành của Alibaba vào năm 2013, ông Ma vẫn là gương mặt đại diện của Alibaba trong các hoạt động thương mại điện tử, sản xuất phim Hollywood, điện toán đám mây và thanh toán trực tuyến.

"Ông trùm" thương mại điện tử Trung Quốc Jack Ma chọn CEO Daniel Zhang là người kế nhiệm để điều hành tập đoàn Alibaba.

Tuyên bố chuyển giao "quyền lực" diễn ra đúng thời điểm "gã khổng lồ" thương mại điện tử Alibaba kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và cũng chính vào dịp sinh nhật lần thứ 54 của Jack Ma.

Dù trao chức Chủ tịch Alibaba cho ông Daniel Zhang, người đang đảm nhận vị trí CEO của tập đoàn nhưng Jack Ma vẫn sẽ nằm trong hội đồng quản trị cho tới cuộc họp đại hội đồng cổ đông của Alibaba vào năm 2020.

Jack Ma dự định tiếp tục vai trò của mình với tư cách là nhà sáng lập và có quyền bổ nhiệm hầu hết các vị trí nhân sự quan trọng của Alibaba mặc dù ông không nắm giữ đa số cổ phần.

Mặc dù vậy, kế hoạch nghỉ chân của CEO Jack Ma trong độ tuổi 55 là một trường hợp hiếm hoi trong giới kinh doanh Trung Quốc, nơi các ông trùm thường kiểm soát tốt tập đoàn ngay cả khi đã già.

Ví dụ, tại Hong Kong, ông trùm bất động sản Li Ka-shing chỉ nghỉ hưu khỏi chức Chủ tịch CK Hutchison Holdings và CK Asset Holdings ở tuổi 90.

Được biết, sàn thương mại điện tử trị giá trên 400 tỷ USD Alibaba của Jack Ma đã phát triển hết sức mạnh mẽ trong những năm gần đây, trở thành đối thủ đáng gờm của các hãng Internet khổng lồ của Mỹ như Amazon và Google về quy mô, phạm vi và tham vọng.

Theo DanViet