Sau 2 tòa lâu đài triệu đô, lộ thêm tài sản khổng lồ của Khải Silk có nguy cơ 'về với chủ mới'



Chiếc Rolls-Royce Phantom đầu tiên về Việt Nam từng gắn với tên tuổi Khải Sill được chào bán với giá hơn 9 tỷ đồng.

Nếu như giới doanh nhân Việt Nam từng ngưỡng mộ ông Hoàng Khải (thường gọi là Khải Silk) xuất hiện bên cạnh chiếc Rolls-Royce Phantom đầu tiên về Việt Nam, thì họ cũng không khỏi ngạc nhiên khi chiếc xe này được một showroom tư nhân tại Hà Nội chào bán với giá hơn 9 tỷ đồng. Mức giá này gần bằng giá của những chiếc Rolls-Royce Ghost đời 2010-2011 đang được chào bán. 

Những người quan tâm và yêu thích chiếc xe màu bạc này cho biết, chiếc xe sản xuất năm 2006. Thời điểm năm 2007, Rolls-Royce Phantom gắn liền với tên tuổi và thương hiệu Khải Silk, được định giá khoảng 1 triệu USD. Quy đổi theo mệnh giá tiền lúc đó, chiếc xe ước tính có giá hơn 16 tỷ đồng. 

Sau 11 năm, với 50.000km đã đi, ở thời điểm hiện tại, chiếc xe này chưa mất đến 1 nửa giá trị. 

sau-2-toa-lau-dai-trieu-do-lo-them-tai-san-khong-lo-cua-khai-silk-co-nguy-co-ve-voi-chu-moi

Chiếc xe sang Rolls-Royce Phantom của doanh nhân Hoàng Khải được rao bán với giá hơn 9 tỷ đồng. Ảnh: Kiến Thức.

Về người từng sở hữu chiếc xe này, đại gia Khải Silk từng dính bê bối lụa giả vào cuối năm 2017. Cái giá phải trả cho việc lừa dối người tiêu dùng của Khải Silk là rất đắt với hàng loạt khối tài sản gặp biến cố. Theo tìm hiểu của PV, hiện tại, dù vẫn nắm hết số vốn tại công ty nhưng ông Hoàng Khải không còn là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp Kinh doanh lụa gắn mác "made in Việt Nam". Người tiêu dùng quay lưng, uy tín trên thương trường giảm sút nghiêm trọng, tình hình kinh doanh ngày các bết bát, đó là thực tại mà đại gia Hoàng Khải phải đối mặt.

sau-2-toa-lau-dai-trieu-do-lo-them-tai-san-khong-lo-cua-khai-silk-co-nguy-co-ve-voi-chu-moi

Doanh nhân Hoàng Khải thời còn đỉnh cao danh vọng.

Tuy nhiên, không phải thời điểm hiện tại, những khó khăn của doanh nghiệp liên quan tới Khải Silk mới lộ diện, những năm trước đó, tình hình kinh doanh khó khăn cũng đã được các phương tiện  thông tin đại chúng đề cập.

Tính đến cuối năm 2016, Công ty TNHH Khải Đức – một công ty con của ông Hoàng Khải - doanh nghiệp hạt nhân chi phối lĩnh vực lụa và chuỗi nhà hàng cao cấp ghi nhận khoản lỗ lũy kế là hơn 47,7 tỷ đồng. 

Năm 2016, doanh nghiệp này ghi nhận 33,5 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2015. Dù vẫn ghi nhận tới 24,9 tỷ đồng lợi nhuận gộp với tỷ lệ biên lợi nhuận đáng mơ ước 74% nhưng các khoản chi phí quá lớn khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ còn gần 2 tỷ.

Theo đó, lợi nhuận ghi nhận trong năm 2016 chỉ hơn 1 tỷ đồng so với mức 6 tỷ đồng của năm trước. Điều này khiến vốn chủ sở hữu của Khải Đức đến cuối năm 2016 âm hơn 1 tỷ đồng.

Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Khải cũng gặp tình trạng kinh doanh bết bát tương tự. Tổng tài sản gần 120 tỷ đồng vào cuối năm 2016 nhưng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này âm gần 60 tỷ. Kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2016 cũng không mấy tích cực. Dù doanh thu đạt gần 28 tỷ đồng, tăng 4 tỷ so với cùng kỳ năm trước nhưng doanh nghiệp tư nhân Hoàng Khải lỗ gần 6 tỷ, trong khi cùng kỳ lãi gần 4 tỷ đồng.

Khải Đức và Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Khải chỉ là 2 trong số khá nhiều công ty mà ông Hoàng Khải sở hữu/góp vốn. Một số công ty khác có thể kể đến như CTCP Kim Cương (toà nhà Saigon Paragon), Công ty TNHH Phở Ông Khải hay CTCP Đầu tư Khaisilk. Tuy nhiên, sau khi bê bối khăn lụa bị phát giác cùng với những biến động của khối tài sản từng gắn với thương hiệu, tên tuổi của ông Hoàng Khải, tình hình kinh doanh của vị đại gia này như thế nào, chắc chắn nhiều người cũng có thể mường tượng ra.

Theo VietQ