Sử dụng thuốc nhỏ mắt levofloxacin một bệnh nhân bị suy hô hấp

Một bệnh nhân đục thủy tinh thể của Nhật Bản đã bị suy hô hấp sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt levofloxacin

Các bác sĩ ở Yamanashi cách thủ đô Tokyo 127km về phía Tây cho biết đây là trường hợp đầu tiên xuất hiện phản ứng này. Họ cho rằng bệnh nhân bị dị ứng với thuốc nhỏ mắt levofloxacin, một trong những loại thuốc chống vi khuẩn được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Một trong những tác dụng phụ của loại thuốc này là gây suy hô hấp, căn bệnh có thể dẫn tới tử vong.

Người đàn ông trong trường hợp này đã được đưa thuốc nhỏ mắt trước khi phẫu thuật đục thủy tinh thể nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm trùng từ phẫu thuật. Tuy nhiên, ba ngày sau khi phẫu thuật với cả hai mắt, bệnh nhân cảm thấy khó thở và bị sốt. Tình trạng của ông ta cũng nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn, các xét nghiệm y tế cho thấy gan và thận có dấu hiệu xấu đi.

Các xét nghiệm sau đó cũng chỉ ra rằng sức khỏe bệnh nhân vẫn xấu đi, vẫn còn tình trạng suy hô hấp. Ông ta cũng bắt đầu thở khò khè và có mức độ cao của các tế bào lympho, dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng với một mối đe dọa tiềm ẩn, tuy nhiên tình trạng gan đã được cải thiện.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt levofloxacin một bệnh nhân bị suy hô hấp

 Một bệnh nhân bị suy hô hấp sau khi sử dụng sử dụng thuốc nhỏ mắt levofloxacin

Ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phổi và nhiễm trùng huyết và do đó ông ta đã được đưa đến chăm sóc đặc biệt và được cho sử dụng máy thở. Sau đó các bác sĩ suy đoán, bệnh nhân đã bị ảnh hưởng do thuốc và ngừng cấp thuốc nicardipine hydrochloride (một loại thuốc được thiết kế để giảm huyết áp) và sivelestat natri (được sử dụng để điều trị suy hô hấp) ngay lập tức.

Bệnh nhân được tiêm thêm levofloxacin, tuy nhiên, tình trạng hô hấp của anh trở nên tệ hơn và rối loạn chức năng gan của anh xuất hiện trở lại. Bác sĩ Naoki Hosogaya và các đồng nghiệp đã quyết định ngừng cho người đàn ông levofloxacin jabs và bắt đầu cho anh ta steroid để chống lại sự suy hô hấp.

Các bác sĩ sau đó đã chẩn đoán chấn thương phổi đã được gây ra bởi thuốc nhỏ mắt levofloxacin. Người đàn ông này được xuất viện tám tuần sau khi phẫu thuật.

Theo tài liệu y học, đã có bốn trường hợp chấn thương phổi do thuốc do levofloxacin nhưng thuốc ở dạng viên nén.

Ông Hosogaya và các đồng nghiệp đã viết: “Tỷ lệ mắc phải chấn thương phổi do levofloxacin gây ra là rất hiếm. Hơn nữa, thuốc nhỏ mắt của nó chưa bao giờ được báo cáo là gây các thương tích phổi. Tuy nhiên, chúng ta nên biết rằng thuốc nhỏ mắt cũng có thể là nguyên nhân gây ra chấn thương phổi.”

Theo VietQ