Sự thật khủng khiếp ở làng giấy Phú Lâm: Ô nhiễm đến con ruồi cũng không sống nổi, công nhân bán mòn sức

Nếu như trong từ điển tiếng Việt, hay từ điển Hán- Việt hoặc các tiếng lóng, văn nói có từ nào hơn từ kinh hoàng, kinh khủng, tận diệt... hơn để nói về cảnh ô nhiễm ở làng nghề tái chế giấy Phú Lâm Tiên Du, Bắc Ninh, thì cũng gọi được cho xứng với hiện trạng ô nhiểm khủng khiếp ở nới đây.

Cách Hà Nội chứng 30km, cách thành phố Bắc Ninh 15km. Ở đó, có một địa danh mang tên Phú Lâm (thuộc huyện Tiên Du)- cái tên nghe rất hay, kiểu như trời phú cho nhiều rừng. Nhưng không. Cái tên Phú Lâm giờ đây được biết đến, được "định danh" là một điểm ô nhiễm khủng khiếp theo đúng nghĩa của nó. 

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

Cảnh tượng ô nhiễm kinh hoàng ở Phú Lâm nhìn từ trên cao.

2 tháng trước (ngày 25/2), Bộ NNPTNT đã ra "tối hậu thư" cho tỉnh Bắc Ninh trước tình trạng vi phạm về quy định xử lý nước thải ở các làng nghề tái chế giấy khi nguồn nước thải đổ thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê.

Theo đó, Bộ NNPTNT nêu rõ: Sông Ngũ Huyện Khê ,thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Đuống là công trình mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến tỉnh Bắc Ninh và TP Hà Nội. 

 

Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, kiểm tra và phản ánh của địa phương cũng như các đơn vị truyền thông cho thấy việc quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi Bắc Đuống còn một số tồn tại:

Nguồn nước trên sông Ngũ Huyện Khê đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải chưa qua xử lý của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nước thải sinh hoạt…; đặc biệt là các cơ sở sản xuất giấy thuộc cụm công nghiệp Phú Lâm (huyện Tiên Du) và cụm công nghiệp Phong Khê 1, Phong Khê 2 (TP Bắc Ninh).

Trước tình trạng này, Bộ NNPTNT đã yêu cầu tỉnh Bắc Ninh có biện pháp buộc các doanh nghiệp dừng ngay hoạt động xả thải chưa qua xử lý vào công trình thủy lợi Bắc Đuống.

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh rà soát tổ chức, cá nhân có hoạt động xả thải vào công trình thủy lợi Bắc Đuống, xử lý nghiêm vi phạm đối với tổ chức, các nhân liên quan do hoạt động xả nước thải không đúng quy định pháp luật vào hệ thống công trình thủy lợi.

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

Hàng mấy chục chiếc ống xả tahair ngày đêm phun khói, xả độc ra môi trường không khí.

Sự thật khủng khiếp bên trong cụm công nghiệp giấy Phú Lâm: Giết chết một dòng sông

Rẽ từ quốc lộ 1 cũ, cách thị trấn Lim không xa lắm, chúng tôi cắt ngang tuyến đường sắt Hà Nội- Đồng Đăng để tìm đến Phú Lâm- nơi có nghề tái chế giấy phổ biến.

Vừa cắt ngang đường sắt, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là một đống rác chất cao lù lù, mà nói như một anh bạn đi cùng, đây là "đặc sản" ở Phú Lâm đó.

Dọc con đường dẫn vào Phú Lâm mùa này là những cánh đồng lúa xanh rì với một ngôi biệt thự tọa lạc ngay đầu làng, không khí, cảnh tượng cũng không lấy gì làm... ô nhiễm lắm.

Nhưng xuôi thêm 1,5km nữa để vào cụm công nghiệp giấy Phú Lâm, chúng tôi như lạc vào một thế giới khác. Thế giới mà ở đó chỉ có một màu đen của nước, của những đống rác chất cao như núi, cửa những tiếng máy nghiền giấy, những cột khói thủ công sơ sài ngày đêm phun khói, nhả bụi.

Ngày chúng tôi đến, đúng vào khoảng thời gian mà tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất tại đây không được xả thải ra sông Ngũ Huyện Khê.

Song song với đó, tỉnh Bắc Ninh đã áp dụng biện pháp rắn như cắt ống xả nước thải trực tiếp ra sông. Không có "đầu ra" trong mấy ngày đầu tiên, các doanh nghiệp đã xả bừa nước thải lên đường nội khu công nghiệp gây ra mùi thối, mùi khét nồng nặc của hóa chất, chất thải.

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

Rác thải, nước thải đen sì ở CCN giấy Phú Lâm. Đến ruồi, nhặng cũng không sống nổi chứng tỏ mức độ độc hại về ô nhiễm môi trường ở đây là vô cùng nguy hiểm.

Trò chuyện với chúng tôi, một công nhân tên C.N ở đây cho biết: Mấy ngày trước, khi bị cấm xả thải ra sông, các ông chủ đã chỉ đạo cho xả tràn ra mặt đường.

Sau khi báo chí về phản ánh, rồi tỉnh xuống kiểm tra, yêu cầu tháo dỡ các "bờ be" nước trong nội cụm công nghiệp, thì họ xả nước bẩn vào tạm bể chứa trong xưởng. Tôi hỏi: Thế sau đó, nguồn nước đó được bơm đi đâu?. "Thì lại bơm vào sản xuất mẻ giấy mới tiếp thôi, chứ biết đổ đi đâu"- anh công nhân vô tư trả lời.

Đứng gần đống rác cao như núi nói chuyện với anh công nhân này, tôi hỏi: Ở đây, sao bẩn thế mà chẳng thấy có ruồi nhặng gì nhỉ?. "Ruồi sao sống được ở đây, anh xem toàn hóa chất, chất thải đen sì, đặc quánh kia, chứ có phải rác thải sinh hoạt đâu mà ruồi sống được"- anh công nhân trả lời hồn nhiên.

Không một sinh vật nào có thể sống được ở cụm công nghiệp giấy Phú Lâm là cảnh tượng mà chúng tôi ghi nhận được. Dọc đường vào "vùng lõi" của cụm công nghiệp là những con mương vốn dùng để lấy nước sản xuất nông nghiệp, thì thoảng chúng tôi lại bắt gặp cảnh... nước tự sôi lên ùng ục giữa màu đen đặc quánh.

Thấy chúng tôi xuống chụp ảnh, một người làm công gần đó nói: "Đó là phản ứng hóa học của các chất thải trộn lẫn vào với nhau rồi thải cả vào con mương này đấy". Thật đáng sợ.

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

Trạm bơm Phú Lâm nằm "đắp chiếu" vì nguồn nước để bơm từ sông Ngũ Huyện Khê đã đặc quánh chất thải ô nhiễm, không thể bơm lên để sử dụng.

Xuôi theo con mương, chúng tôi lên tới trạm bơm Phú Lâm. Đây là một trạm bơm được xây dựng đã khá lâu có chức năng bơm nước từ sông Ngũ Huyện Khê vào khu nội đồng của mấy xã quanh đây để sản xuất nông nghiệp.

Nhưng giờ trạm bơm đó đã "đắp chiếu", bởi nước ở sông Ngũ Huyện Khê giờ làm một màu đen sì, đặc quánh chất thải độc hại gây ô nhiễm, còn đâu nguồn nước sạch để bơm.

Cụm công nghiệp Phú Lâm nằm cách trung tâm thị trấn Lim, huyện Tiên Du khoảng chừng hơn 3km. Khoảng 20 năm trước, nơi đây chỉ là làng nghề tự phát.

Sau đó, tỉnh Bắc Ninh và huyện Tiên Du đã quy hoạch thành cụm công nghiệp Phú Lâm với khoảng gần 30 doanh nghiệp sản xuất giấy thành phẩm các loại. Những tưởng có cụm công nghiệp sẽ "đẩy" được các xưởng sản xuất gây ô nhiễm ra nơi khác. Nhưng sự thật là đã ô nhiễm, còn ô nhiễm hơn.

Theo quan sát của chúng tôi, các xưởng sản xuất, tái chế giấy ở đây được xây dựng rất sơ sài với công nghệ đun, cán giấy cũ kỹ, lạc hậu.

Các nhà xưởng hầu hết chỉ được xây dựng bằng cách dựng các ống sắt thép lên rồi lợp tôn, hầu hết các xưởng không có bể chứa nước thải, chứ đừng nói đến hệ thống xử lý nước thải nội bộ. Toàn bộ khu công nghiệp sản xuất tập trung như vậy, cũng không có một trung tâm xử lý nước thải.

Trồng rau không dám ăn

"Cá thối rữa hết rồi. Chẳng làm gì được nữa!" - ông Lưu Quang Lợi ở thôn Đông Phù, xã Phú Lâm (Tiên Du, Bắc Ninh) than thở khi nước thải từ cụm công nghiệp Phú Lâm chảy vào ao, làm cá chết hàng loạt. Nước xả thải từ các nhà máy còn khiến kênh mương đen kịt, người dân không dám ăn rau muống trồng ngoài ruộng.

Ám ảnh khủng khiếp ở làng giấy Phú Lâm: Ô nhiễm đến con ruồi cũng không sống nổi, công nhân bán mòn sức - Ảnh 10.

Ao cá của nông dân đặc quánh chất thải gây ô nhiễm.

Trao đổi với DANVIET.VN, ông Lưu Quang Lợi cho biết, vào ngày 8/4, nước thải không qua xử lý từ nhà máy giấy, đặc quánh như dầu luyn chảy vào ao rộng 2.500m3 làm cá chết hàng loạt, hiện đang thối rữa đầy ao. "Bình thường ao của tôi phải có hơn 1 tấn cá, thiệt hại khoảng 100 triệu đồng" - ông Lợi cho biết.

Khi tất cả các doanh nghiệp sản xuất giấy ở cụm công nghiệp Phú Lâm bị nghiêm cấm xả nước thải không qua xử lý ra sông Ngũ Huyện Khê, toàn bộ nguồn nước thải này được các doanh nghiệp ngang nhiên xả ngập đường giao thông và tràn vào hệ thống kênh mương thủy lợi, ao cá của người dân. Dòng nước đặc quánh như dầu luyn ngay lập tức khiến cá chết hàng hoạt, nhiều ruộng rau muốn dân trồng ngoài ruộng, không ai dám hái về ăn.

Ám ảnh khủng khiếp ở làng giấy Phú Lâm: Ô nhiễm đến con ruồi cũng không sống nổi, công nhân bán mòn sức - Ảnh 11.

Cách không xa cánh đồng lúa này là cụm công nghiệp giấy Phú Lâm- nơi đang ô nhiễm kinh hoàng. Ảnh: Nguyễn Chương.

Theo ông Lợi, ruộng của gia đình ông đã dồn vào hết khu vực này với tổng diện tích 3.600m3. Ngoài diện tích ao nuôi cá, trên bờ ông trồng cây ăn trái. Thế nhưng, toàn bộ cá trong ao đá chết sạch, khiến ông lo lắng về kế sinh nhai cho gia đình. "Kiến nghị của chúng tôi giờ mong muốn đền bù cho chúng tôi đỡ thiệt và xử lý môi trường để chúng tôi còn làm ăn" - ông Lợi nói.

Có mặt tại ao cá chết, ông Lê Đại Hải bức xúc nói: "Nhà máy sản xuất giấy mà đổ nước thải ra ao, kênh mương thì không có một con gì sống được, không có một cây gì sống được, thậm chí con người cũng không thể tồn tại được nếu còn tiếp tục ở trên cái chỗ bị ô nhiễm môi trường như thế này".

Theo ông Hải, với nguồn nước đặc quánh như dầu luyn đổ vào ao, phải mất vài ba năm nữa mới có thể khôi phục lại ao để thả cá. Thế nhưng, có thể điều mong muốn đó sẽ khó trở thành hiện thực nếu các nhà máy sản xuất giấy vẫn duy trì hoạt động xả nước thải không xử lý ra môi trường.

Chính vì thế, ông Hải đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cùng các cấp chính quyền địa phương xem xét thấu đáo để người dân sớm được hỗ trợ, đền bù thỏa đáng và giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Không chỉ gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt, đến nay nước ở hệ thống kênh mương thủy lợi đều có màu đen sì, nồng nặc mùi hôi thối. Nguồn nước này nhiều khi tràn vào ruộng lúa, rau màu, khiến người dân vừa bức xúc, vừa lo sợ.

Theo phản ánh của người dân, do nguồn nước ô nhiễm tràn vào đồng ruộng nên năng suất và chất lượng lúa giảm sút.

Trao đổi với Danviet.vn, vợ chồng ông Nguyễn Văn Bảo ở thôn Đông Phù, xã Phú Lâm cho hay, có hôm ra đồng thấy nước trong ruộng đen như tro quấy, nồng nặc mùi hôi thối thì không dám lội chân xuống ruộng để chăm sóc lúa.

"Rau muống trồng ở ngoài đồng ruộng gần kênh mương thủy lợi dân ở đây không ai dám ăn" - vợ ông Nguyễn Văn Bảo nói.

Công nhân sống mòn dưới đống giấy vụn

Nhìn vào bữa ăn vội buổi trưa của vợ chồng chị Vù Thị Giang ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) xuống cụm công nghiệp giấy Phú Lâm (Tiên Du, Bắc Ninh) làm công nhân, tôi thấy không khỏi ái ngại.

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

Bữa cơm trưa ăn vội của vợ chồng chị Vù Thị Giang ngay cạnh đó là những đống rác to lù lù.

Bữa ăn vội được bày ra chiếc hiên một ngôi nhà trọ mà chủ nhân của nó không sống nổi đã để lại cho vợ chồng chị và một số anh em công nhân ở.

Bữa cơm chỉ có một bát măng nấu vội với mấy miếng thịt gà công nghiệp, cùng bát đỗ luộc lõng bõng nước diễn ra giữa tiếng ồn của máy nghiền giấy, giữa khói bụi của những lò đốt rác thải nhựa tái chế, giữa những đống rác cao ngút với đủ thứ chất thải độc hại, giữa những vũng nước đen ngòm.

Vợ chồng chị vừa ăn cơm, chân vẫn đi đôi ủng để lội vào nước bẩn làm việc, người chồng lúc nào cũng cởi trần, thân mình lã chã mồ hôi, phủ một lớp khói, bụi đen ám vào và dường như cả 3 người cốt ăn cho xong bữa cơm vội theo đúng nghĩa "ăn để tồn tại".

Chị Giang bảo, ở nhà chả biết làm gì, 2 vợ chồng và em kéo xuống đây xin làm công nhân. Công việc của vợ chồng chị là đứng ở lò đưa rác thải nhựa vào đốt để cô lại, rồi tái chế thành thành phẩm mới.

Mỗi ngày, vợ chồng chị được trả 200.000 đồng tiền công cho mỗi người. Hỏi chị, ở đây ồn ào ô nhiễm thế này, có chịu được không? Chị chỉ bảo: Cũng quen rồi, may mà còn có việc để làm, chứ ở trên nhà không có việc làm, không có tiền.

Cách đó không xa, là khu trọ mà vợ chồng anh Cườm Văn Nông từ Sông Mã (Sơn La). Khu trọ này có 20 phòng, phòng của anh được đánh số 08.

Anh Nông kể: "Tôi xuống đây làm công nhân từ năm 2015 với nhiệm vụ chính là đứng máy, lương cũng được 15-20 triệu đồng/mỗi tháng, thường làm vào ca đêm. Ô nhiễm, vất vả lắm nhưng còn hơn ở nhà làm nông nghiệp không ra tiền".

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

Anh Cườm Văn Nông thuê một căn phòng trọ ngay xưởng chế biến rác thải hàng ngày phải chịu mùi hôi thối, tiếng ồn, không khí ô nhiễm.

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

Bể chứa nước sinh hoạt của công nhân lúc nào cũng đen sì. Nước được khoan lên cũng đã bị nhiễm nguồn nước thải từ các xưởng sản xuất giấy. Hàng ngày, các công nhân vẫn phải sử dụng để tắm, giặt.

Phòng trọ của anh chị thuê có giá 800.000 đồng/tháng bé xúi, kê được chiếc phản để 2 vợ chồng nằm. Mọi không gian ăn uống, sinh hoạt diễn ra cả trong đó. Thấy công việc cũng "kiếm được", anh "kéo" thêm một người cháu và đứa con đầu mới 16 tuổi xuống đây làm công nhân tiếp. 

 Anh Nông bảo: "Khu này, càng ngày càng ô nhiễm lắm, nước tắm giặt là nước khoan lên, lọc qua rồi vẫn đen ngòm, tắm vào ngứa ngáy lắm. Còn nước ăn uống thì phải mua nước bình đem từ nơi khác về.

Biết là ô nhiễm "tứ tung" từ "chỗ làm việc" đến chỗ ở, chỗ ăn, chỗ tắm nhưng anh bảo: Cũng không biết làm gì, mà làm ở đây được cái họ trả lương cao. Mình làm ca đêm.

Với "nồng độ" ô nhiễm đó, không biết mai đây khi "ngấm" đủ thứ chất độc hại vào người, những người công nhân đó sẽ mất bao tiền để mua lại và cũng sẽ chẳng có ai lo cho họ, bởi công việc của họ chỉ là thuê mướn, không hợp đồng, không bảo hiểm.

Ông Ngô Lương Xuân- Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lâm cho biết, các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Phú Lâm đã tạo công ăn việc làm cho gần 4.000 lao động (2.000 lao động là người địa phương và 2.000 lao động từ các địa phương khác) với thu nhập bình quân từ 6-7 triệu đồng/tháng.

Theo ông Xuân, mỗi ngày một doanh nghiệp tại cụm công nghiệp Phú Lâm trung bình sản xuất ra chừng 50-70 tấn giấy hàng hóa. Các doanh nghiệp đóng thuế cho ngân sách Nhà nước khoảng 6-7 tỷ đồng. Thế nhưng, trái ngược với những đóng góp về kinh tế, môi trường nơi đây đã bị hủy hoại và đánh đổi một cách không thương tiếc.

Chưa xử lý được trường hợp vi phạm nào

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

Trao đổi với danviet.vn, ông Nguyễn Đại Đồng - Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (Bắc Ninh) cho biết, nguồn gây ô nhiễm sông Ngũ Huyện Khê có các nhà máy sản xuất giấy ở phường Phong Khê (thành phố Bắc Ninh) và cụm công nghiệp Phú Lâm (huyện Tiên Du).

Tại cụm công nghiệp Phú Lâm có khoảng 30 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động sản xuất, tái chế giấy các loại với tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 4.000m3/ngày đêm. Do chưa có hệ thống nước tải tập trung nên xảy ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường đối với khu vực xung quanh.

Theo ông Đồng, các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Phú Lâm chủ yếu sản xuất các loại giấy đen làm bao bì nên không sử dụng nhiều hóa chất như ở làng nghề Phong Khê, cụm công nghiệp Phong Khê I và II - nơi sản xuất giấy vệ sinh, giấy trắng. "Nếu so sánh về nguồn thải ô nhiễm ở Phong Khê với Phú Lâm thì Phong Khê sẽ nặng hơn rất nhiều" - ông Đồng khẳng định.

Dù vậy, ông Đồng thừa nhận cụm công nghiệp Phú Lâm cũng đóng góp một lượng nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu. Với quan điểm chỉ đạo của tỉnh, các sở ban ngành liên quan, UBND huyện Tiên Du đã thực hiện nhiều giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông Ngũ Huyện Khê.

 

Cụ thể, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Tiên Du đã tháo dỡ toàn bộ các đường ống của các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài cụm công nghiệp Phú Lâm có hành vi xả thải ra hệ thống thủy nông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm môi trường.

Đồng thời, kiểm tra phát hiện 9 doanh nghiệp với 12 hệ thống máy bơm và đường ống khai thác nước mặt trên sông Ngũ Huyện Khê và công trình thủy lợi không có giấy phép khai thác và tổ chức tháo dỡ 12 hệ thống máy bơm và đường ống của các doanh nghiệp và 2 ống bơm xả thải ra sông Ngũ Huyện Khê.

Trao đổi với danviet về vụ việc cá chết hàng hoạt, đại úy Lê Tuấn Anh, Đội phó Đội cảnh sát điều tra về kinh tế - môi trường, Công an huyện Tiên Du cho biết, công an huyện Tiên Du đã cử cán bộ xuống trực tiếp xác minh, thu thập mẫu liên quan để xác định nguyên nhân, hiện tại vẫn đang gửi Viện Khoa học hình sự giám định, xác minh những nội dung liên quan để xác định rõ nguyên nhân. Do đó, chưa có kết quả cụ thể.

Nếu như ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, chúng tôi bắt buộc các doanh nghiệp phải dừng hoạt động sản xuất chứ không còn cách nào khác.

Ông Nguyễn Đại Đồng - Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (Bắc Ninh)

Theo đại úy Lê Tuấn Anh, do hạ tầng cụm công nghiệp Phú Lâm chưa đảm bảo, các công ty, cơ sở sản xuất ở đây vừa rồi quá trình nâng cấp máy móc không đảm bảo yêu cầu hoạt động nên phát sinh các dấu hiệu vi phạm về môi trường.

"Ở cụm công nghiệp Phú Lâm, các doanh nghiệp họ tập trung xử lý vào một bể chứa chung cho nên mình không thể xác định được vi phạm riêng của doanh nghiệp nào" - đại úy Lê Tuấn Anh khẳng định.

Dưới đây là những hình ảnh ô nhiễm kinh hoàng khác ở Phú Lâm mà Dân Việt đã ghi lại được, mà thiết nghĩ không cần phải dùng thêm lời bình nào nữa.

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc
su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc
su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc
su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

 

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

 

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc
su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc
su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc
su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc
su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc
su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc
Ám ảnh khủng khiếp ở làng giấy Phú Lâm: Ô nhiễm đến con ruồi cũng không sống nổi, công nhân bán mòn sức - Ảnh 31.

 

su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc
su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc
su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc
su-that-khung-khiep-o-lang-giay-phu-lam-o-nhiem-den-con-ruoi-cung-khong-song-noi-cong-nhan-ban-mon-suc

Theo DanViet