Sự thật th.ảm kh.ốc trong đại dịch COVID-19 ở Ấn Độ: Người ch.ế.t th.i.êu không có chỗ để, tro cột dùng để xây công viên

COVID-19 đang trở thành nỗi ác mộng của toàn thế giới, trong đó nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Mỹ và Ấn Độ. Đặc biệt ở Ấn Độ, cơ sở vật chất thiếu nên nhà hỏa táng buộc phải giải phóng tro cốt vào việc xây công viên.​

Số liệu ngày 2/7 cho biết tổng số ca nhiễm COVID-19 từ đầu dịch đến nay ở Ấn Độ là gần 30,5 triệu, xếp thứ hai trên toàn cầu, sau Mỹ. Theo Hãng tin AFP, nhiều chuyên gia cho rằng số người tử vong do COVID-19 ở Ấn Độ trên thực tế có thể cao hơn số liệu chính thức.

Số ca nhiễm tăng trong đợt bùng dịch COVID-19 thứ 2 khoảng từ tháng 4 đến tháng 5/2021 đã khiến các bệnh viện quá tải và buộc các nhà hỏa táng phải làm việc ngày đêm.

Biến thể Delta là một phần nguyên nhân khiến số ca bệnh lây nhanh và nhiều. Ngoài ra là hệ quả của tâm lý tự mãn, chủ quan đã chiến thắng COVID-19 xuất hiện hồi tháng 1/2021.

Trong làn sóng COVID-19 thời gian qua, Ấn Độ chịu một thảm kịch lớn vì cơ sở vật chất yếu kém. Số người nhiễm COVID-19 tăng chóng mặt khiến có sở y tế nước này không đáp ứng được.

Giường bệnh, bình oxy thiếu đã khiến các bác sĩ ở Ấn khó khăn trong việc điều trị bệnh nhân. Số ca nhiễm chóng mặt kéo theo số ca tử vong tăng cao đã trở thành thách thức với các lò hỏa thiêu ở đây.

su-that-tham-khoc-trong-dai-dich-covid-19-o-an-do-nguoi-chet-thieu-khong-co-cho-de-tro-cot-dung-de-xay-cong-vien

Rất nhiều tro cốt vô thừa nhận trong các trung tâm hỏa táng.

Vì vậy, thế giới mới chứng kiến những xác chết được bị trồi lên ven sông Hằng. Hay mới đây một giám đốc trung tâm hỏa táng ở Ấn Độ đã quyết định trộn tro cốt nạn nhân tử vong do COVID-19 với đất, cát và phân bò để xây dựng công viên tưởng niệm.

Tờ South China Morning Post cho hay từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, trung tâm hỏa táng Bhadbhada Vishram Ghat chất đầy các bình đựng tro cốt không được họ hàng đến nhận.

Giám đốc của trung tâm hỏa táng này cho hay: "Ở cao điểm của làn sóng dịch thứ hai của đại dịch COVID-19, sau khi hỏa táng từ 100-150 thi hài mỗi ngày, chúng tôi phải tìm không gian để chứa các bình tro cốt". Nói về quyết định phải dùng tro cốt để xây công viên, ông này nói: "Chúng tôi phải bổ sung nhiều ngăn tủ để đựng chúng. Giờ đây, không còn chỗ trống nào nữa".

Bình thường, nếu theo phong tục của đạo Hindu, những tro cốt này có thể được rải xuống sông. Tuy vậy, vị giám đốc trung tâm hỏa táng cho rằng việc làm này sẽ gây ô nhiễm môi trường sông Hằng.

Vậy nên, ông và các cộng sự lựa chọn giải pháp khác. Họ trộn tro cốt với đất, cát, mùn cưa và phân bò. Hỗn hợp này được rải lên một đất hoang gần đó để xây dựng một công viên tưởng niệm những người đã khuất.

Theo GiaDinh

-----

Xem thêm:

Ấn Độ: Chuông báo động réo khắp bệnh viện trong đêm, bệnh nhân kêu cứu vì oxy cạn kiệt

Trên khắp miền bắc Ấn Độ, oxy y tế đã cạn kiệt khi các ca nhiễm Covid-19 tăng vọt. Ấn Độ đã không chuẩn bị cho điều này.
 
Trên khắp Ấn Độ, trong bối cảnh đợt Covid-19 thứ 2 hoành hành, các bệnh viện hết giường bệnh và nguồn cung cấp thiết yếu, góp phần khiến hàng nghìn người tử vong.

Đêm cạn oxy ở bệnh viện Ấn Độ

9 giờ 45 phút tối, chuông báo động vang lên khắp phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Jaipur Golden ở New Delhi, Ấn Độ. Hơn 20 bệnh nhân đang chạy máy thở không thở được. Một số khua tay, chân. Những người khác kêu cứu, những âm thanh nghẹn ngào phát ra từ cổ họng như thể bị bóp nghẹt.

Các nhân viên kỹ thuật lao đến phòng bảo trì để xem điều gì đã xảy ra. Các y tá vội lấy những bóng bơm khí bằng tay để bơm oxy cho bệnh nhân.

Vẫn không đủ. Jaipur Golden, một bệnh viện nổi tiếng ở Delhi, đã hết oxy y tế. Trong 7 giờ tiếp theo, 21 bệnh nhân mắc Covid đã thiệt mạng.

"Không ai có thể quên được đêm đó," Shaista Nigar, giám đốc điều dưỡng của bệnh viện cho biết. "Đó là một sự bế tắc".

Theo thống kê, chỉ riêng tình trạng thiếu oxy đã khiến ít nhất 600 người thiệt mạng trong 2 tháng qua.

Ấn Độ là nước sản xuất oxy nén lớn. Nhưng chính phủ Ấn Độ đã hành động quá chậm để điều phối nguồn cung cấp, tờ The New York Times bình luận.

Các quan chức thành phố Delhi đã không xây dựng các hệ thống để sản xuất hoặc lưu trữ oxy và phải vật lộn để phân bổ nguồn cung cấp đang cạn kiệt. Một số gia đình cho biết bệnh viện không đưa ra cảnh báo khi nguồn cung bị thắt chặt và sơ suất của chính phủ đã khiến lượng oxy cạn kiệt tại Jaipur Golden.

Oxy thiếu và phân bổ không hợp lý

Anuradha Bansal bị sốt 38,8 độ C khi đến bệnh viện Jaipur Golden vào ngày 13/4. Bansal có kết quả dương tính với Covid-19, cùng với chồng cô, Atul và hai con gái của họ.

Bansal đã bị "sốc" bởi đám đông tràn ngập Jaipur Golden và các bệnh viện khác ở Delhi. Những người ốm yếu tập trung khu vực lễ tân, một số dựa vào tường. Chồng cô, Atul, nằm ở phòng điều trị tích cực, với chiếc mặt nạ dưỡng khí đeo trên mặt.

an-do-chuong-bao-dong-reo-khap-benh-vien-trong-dem-benh-nhan-keu-cuu-vi-oxy-can-kiet

Trên khắp miền bắc Ấn Độ, oxy y tế đã cạn kiệt khi các ca nhiễm Covid-19 tăng vọt. Ấn Độ đã không chuẩn bị cho điều này. Nước này sản xuất khoảng 7.100 tấn oxy lỏng mỗi ngày, phần lớn được sử dụng trong công nghiệp. Vào thời điểm cao điểm của đại dịch, nhu cầu của Ấn Độ đã tăng lên 9.500 tấn /ngày.

Tệ hơn nữa, oxy đã đặt sai chỗ. Hầu hết oxy được sản xuất gần các nhà máy thép ở miền Đông Ấn Độ, cách hàng trăm dặm từ các điểm "nóng" như Delhi.

Một kế hoạch đã được công bố để cuối cùng xây dựng hơn 160 nhà máy sản xuất oxy để sử dụng trong bệnh viện. Theo số liệu của chính phủ, các bệnh viện đã mở rộng khả năng lưu trữ oxy lên 1/3.

Khi chính phủ quốc gia cung cấp lượng oxy hạn chế, các quan chức ở Delhi ngày càng lo lắng. Manish Sisodia, thứ trưởng của Delhi, cho biết các bệnh viện tại đây chỉ xây dựng một nhà máy tạo oxy nhỏ vì trước đây nhu cầu rất ít.

Trên một Tweet trên Twitter cá nhân, ông từng thông báo, các bệnh viện lớn chỉ có đủ oxy sử dụng trong vài giờ.

Khi nguồn cung cấp cạn kiệt, oxy của Delhi cũng bị chia sẻ với các bang khác. Lý do rất đơn giản: Người dân ở các bang khác cũng chết vì thiếu oxy.

Để lấp đầy sự thiếu hụt, Ấn Độ đã vội vã nhập khẩu từ các quốc gia khác, nhưng một số lại không tương thích với bình dưỡng khí của Ấn Độ. Ông Sisodia kể lại, nhóm ứng phó khẩn cấp của ông đã tìm kiếm các giải pháp khác nhau trên Google trong một nỗ lực điên cuồng kéo dài từ 4 giờ sáng đến 8 giờ tối.

Ông Sisodia thừa nhận rằng "đáng lẽ chúng tôi nên làm tốt hơn và đáng lẽ chúng tôi phải làm nhiều hơn nữa".

Nhiều người trong số các gia đình đổ lỗi cho các quan chức quốc gia, địa phương và bệnh viện về cái chết của người thân. Bansal giữ một bức chân dung của chồng mình bên cạnh giường ngủ. "Khoảnh khắc nào tôi cũng nhớ anh ấy," cô nói.

Theo Doanh Nghiệp & Tiếp Thị