Tắc ruột vì "nghi án"... uống nhiều trà sữa

Do có thói quen ăn uống không khoa học, thường bỏ cơm uống trà sữa nên chàng trai trẻ đã nhập viện cấp cứu vì bị tắc ruột.

Vừa qua một thanh niên ở Phú Thọ đã phải nhập viện trong tình trạnh đau bụng nhiều, nôn, chướng bụng… Được biết bệnh nhân đã đau bụng trong một thời gian trước, cách đây khoảng 6 ngày, bệnh nhân đau dữ dội nên phải nhập viện cấp cứu.

Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc ruột do bã thức ăn. Tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy 2 khối bã thức ăn to trong dạ dày và ruột non của bệnh nhân.

tac-ruot-vi-nghi-an-uong-nhieu-tra-sua

Khối bã thức ăn to trong dạ dày, ruột non bệnh nhân

Các bác sĩ cho biết, với trường hợp bệnh nhân này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ gây nhiễm trùng, nhiễm độc cao, hoại tử ruột, suy đa tạng và gây nguy hại đến tính mạng.

Qua tìm hiểu bệnh sử, người nhà của bệnh nhân cho biết thanh niên này có thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên uống trà sữa, bỏ cơm… Việc ăn uống không khoa học trên rất dễ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc ruột ở bệnh nhân.

Những tác hại khủng khiếp của việc lạm dụng trà sữa đến sức khỏe:

Một ly trà sữa trân châu có thể không có tác động đến sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng hàng ngày, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy về sức khỏe:

tac-ruot-vi-nghi-an-uong-nhieu-tra-sua

Ảnh minh họa

Táo bón

Trà có chứa caffeine, một chất rất tuyệt vời cho hệ thống bài tiết và có thể giúp nhuận tràng. Ngoài ra, trà cũng chứa chất theophylline có tác dụng giải độc cơ thể, làm dịu tâm trí, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu lượng máu rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều theophylline từ trà sữa và tiêu thụ quá nhiều tinh bột từ hạt trà sữa trân châu sẽ khiến người dùng bị mất nước dẫn đến táo bón.

Béo phì, nhưng thiếu hụt dinh dưỡng

Dù uống trà sữa có thể gây ra bệnh béo phì nhưng cơ thể mập mạp lên không có nghĩa là do nhận được nhiều chất dinh dưỡng. Sữa ở trong "trà sữa" ít canxi, vitamin A, B và D cũng như đạm so với sữa thông thường. Chính vì thế, thức uống này sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, cần phải đặc biệt lưu ý đến tác hại này của trà sữa tới quá trình phát triển của trẻ.

Mất ngủ

Đây là một trong những tác hại của trà sữa đối với trẻ nhỏ mà bạn dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân là cũng giống như cà phê, trà, cụ thể là trà đen, loại trà được sử dụng để pha trà sữa rất giàu caffeine. Việc trẻ em uống quá nhiều trà sữa, đặc biệt là vào chiều tối khiến cơ thể trẻ dung nạp quá nhiều caffeine. Điều này có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng  trằn trọc, mất ngủ ở trẻ nhỏ.

Bắt gan, thận phải làm việc quá tải

Không ít cửa hàng trà sữa vì tham lam lợi nhuận mà dùng bột màu thay cho bột trà tự nhiên. Hương vị tương đồng, khó có thể nhận ra, nhưng thành phần thực tế lại là chất hóa học tổng hợp.

Nếu uống quá nhiều hoặc lượng phụ gia được thêm vào quá ngưỡng an toàn thì sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể, khi tích tụ lâu dài chúng sẽ là gánh nặng của gan và thận, làm suy giảm chức năng của các bộ phận này.

Theo GiaDinh