Thêm tác hại khủng khiếp của đồ uống ngọt so với thực phẩm nhiều đường

Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng và Điều chỉnh yếu tố nguy cơ thuộc Bệnh viện St Michael, (CNTC), Toronto, Canada cảnh báo, đồ uống ngọt nguy hiểm hơn cả thực phẩm nhiều đường.

Thông tin trên báo Nông nghiệp Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu từ Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng và Điều chỉnh yếu tố nguy cơ thuộc Bệnh viện St Michael, (CNTC), Toronto, Canada, đồ uống ngọt có nguy gây bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với hầu hết các loại thực phẩm khác có chứa fructose, một loại đường tự nhiên.

Phát hiện trên cho thấy, trái cây và các loại thực phẩm khác có chứa fructose dường như không có hại đối với đường huyết, trong khi đồ uống ngọt và một số thực phẩm khác lại làm tăng năng lượng “nghèo” dư thừa và gây hại. 

Để có kết luận trên, CNTC đã hợp tác với Đại học Toronto phân tích kết quả của 155 nghiên cứu đánh giá hiệu quả các nguồn thực phẩm khác nhau dùng fructose tác động lên đường huyết ở những người mắc và không mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong 12 tuần.

Theo đó, 4 dạng nghiên cứu được áp dụng là: thay thế (so sánh đường với carbohydrate khác), bổ sung (năng lượng đường bổ sung vào chế độ ăn), giảm bớt (loại bỏ năng lượng từ đường), hoặc thay thế libitum (năng lượng từ đường tự do).

them-tac-hai-khung-khiep-cua-do-uong-ngot-so-voi-thuc-pham-nhieu-duong

 Nước ngọt có tác động xấu tới sức khỏe con người, nhất là trẻ em.

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu glycated hemoglobin hoặc HbA1c (lượng glucose gắn với hồng cầu), glucose lúc đói và insulin lúc đói (lượng đường trong máu và mức insulin sau một thời gian nhịn ăn).

Tổng thể, các loại thực phẩm có chứa đường fructose không có ảnh hưởng gây hại đến lượng đường trong máu, không cung cấp lượng calo dư thừa. Tuy nhiên, một số tác dụng bất lợi đã được nhìn thấy trên insulin lúc đói trong một số nghiên cứu.

Phân tích các loại thực phẩm cụ thể cho thấy, trái cây và nước trái cây không cung cấp lượng calo dư thừa tác động tới đường huyết và kiểm soát insulin, đặc biệt là ở những người đã mắc bệnh, trong khi đó một số thực phẩm lại làm tăng năng lượng "nghèo dinh dưỡng".

Rất có thể chỉ số glycemic thấp (GI) của fructose so với các carbohydrate khác, trái cây có hàm lượng chất xơ cao là động lực cải thiện về lượng đường huyết thông qua cơ chế làm chậm quá trình giải phóng đường. Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí The BMJ  số ra ngày 22/11/2018.

Liên quan tới tác hại của nước ngọt tới sức khỏe con người, Tạp chí Sở hữu Trí tuệ cũng đưa tin, thông thường, nước ngọt nhất là nước ngọt có ga chứa các acid như malic, tartric, citric, phosphoric... cộng với chất đường. Đó là các tác nhân làm hủy hoại men răng, tác động không tốt đến dạ dày.

Thống kê mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam cho thấy, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi khoảng 24%, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân khoảng 14%, trong khi ở nhiều thành phố lớn, tỷ lệ trẻ béo phì đang tăng nhanh và không thua gì tỉ lệ trên thế giới.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Pediatrics còn khẳng định, các vấn đề về bạo lực, khả năng tập trung chú ý và hành vi cãi cọ đều liên quan đến việc sử dụng nước ngọt ở trẻ em.

Những đứa trẻ uống hơn 4 lon nước ngọt trong ngày dường như hay phá đồ đạc, tham gia đánh nhau và tấn công người khác gấp đôi so với những trẻ khác. Chúng cũng bị tăng các vấn đề về khă năng tập trung và các hành vi tự vẫn so với những trẻ không sử dụng nước ngọt có ga.

Theo bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, để trẻ không còn thèm đồ uống có ga, cha mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc: Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng, đa dạng hương vị trong bữa ăn hàng ngày của con, sử dụng nước trái cây, nước thảo mộc thơm ngon để tăng cường vị giác cho trẻ.

Theo VietQ