Thực hư căn bệnh ca sĩ Tuấn Hưng đang mắc phải có nguy hiểm không?

Căn bệnh vẩy nến mà ca sĩ Tuấn Hưng chia sẻ đang mắc phải là căn bệnh lành tính, tuy nhiên nó gây tác động xấu đến thẩm mĩ, tâm lí và những hệ lụy khác.

Mới đây, ca sĩ Tuấn Hưng chia sẻ trên mạng xã hội thông tin anh được chẩn đoán mắc bệnh vảy nến khiến người hâm mộ lo lắng. Căn bệnh khiến nam ca sĩ luôn cảm thấy phát điên với những biểu hiện nổi vảy nến khắp người, đầy trên đầu, mặt và tay chân... Hiện tại, nam ca sĩ điều trị theo phác đồ của bác sĩ và khỏi đến 70%.

Thực hư căn bệnh ca sĩ Tuấn Hưng đang mắc phải có nguy hiểm không?

Hình ảnh đăng tải trên trang cá nhân của ca sĩ Tuấn Hưng

Theo các chuyên gia, mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh vảy nến, nhưng nam mắc nhiều hơn nữ và bệnh hay gặp nhất là lứa tuổi lao động.

Bệnh vảy nến có hai thể là do bẩm sinh khi vừa sinh ra đã bị và thể phát bệnh khi đã 30 - 40 tuổi, thậm chí có người trên 50 tuổi mới biểu hiện bệnh.

Triệu chứng của bệnh là các tế bào da chết dày lên, da khô, xuất hiện các nốt vảy da như vảy cá, gây ngứa. Thời gian đầu, người bệnh thường bị tổn thương ở vùng da khuỷu tay, đầu gối, bụng, đầu. Nặng hơn nữa có thể vào móng, khớp, thường là các móng tay dày lên. Khi bệnh tiến triển nặng có thể lan ra toàn thân.

Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, vảy nến có thể liên quan chặt chẽ đến một số bệnh đe doạ đến tính mạng như tiểu đường, tim mạch, bệnh lupus, bệnh béo phì và nếu không được điều trị đúng cách, có thể nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Cũng theo các chuyên gia, nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, gia truyền quảng cáo chữa khỏi vảy nến hoàn toàn là không chính xác. Song nếu biết cách phòng ngừa, tinh thần thoải mái, chấp nhận sống vui vẻ với bệnh… ít tái phát hoặc tái phát ở mức độ nhẹ để bệnh nhân có thể chung sống với bệnh một cách tốt nhất.

8 nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến

Thực hư căn bệnh ca sĩ Tuấn Hưng đang mắc phải có nguy hiểm không?

Ảnh minh họa

- Rối loạn hệ miễn dịch: Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn của hệ miễn dịch, một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus… thì lại tác động vào chính biểu bì da, khiến các tế bào này nhanh chóng bị chết đi.

- Yếu tố di truyền: 40% các trường hợp bố mẹ bị mắc bệnh vẩy nến có di truyền sang con.

- Yếu tố tâm lý (stress): Môi trường sống, công việc căng thẳng, tâm lý lo lắng, xấu hổ, tự ti vì làn da sần sùi, cũng là tác nhân khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm.

- Nhiễm khuẩn: Quá trình sinh hoạt không giữ vệ sinh đúng cách hàng ngày khiến da bị nhiễm khuẩn, hoặc dùng chất tẩy rửa quá mạnh cũng góp phần làm bệnh thêm trầm trọng.

- Dùng thuốc không đúng cách: Nhiều người vẫn có thói quen chữa bệnh theo cảm tính, dùng thuốc theo kinh nghiệm mà không theo đơn của bác sĩ. Khi dùng thuốc không đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả đối với người bệnh, nhất là các loại thuốc như: thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, corticoid… có thể dẫn đến bệnh vẩy nến.

- Môi trường ô nhiễm: Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm không khí, nguồn nước, thức ăn… gây ra nhiều bệnh, trong đó có vẩy nến.

- Ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời có chứa nhiều tia tốt cho da và sự phát triển cơ thể, nhưng cũng luôn ẩn chứa các hiểm họa như tia tử ngoại. Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời vào khoảng thời gian từ 10 giờ tới 15 giờ không chỉ là yếu tố gây phát sinh bệnh vẩy nến mà còn có thể bị ung thư da.

- Chấn thương thượng bì: Vùng da bị tổn thương không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại hậu quả lâu dài, điển hình như vẩy nến.

Theo GiaDinh