Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng và giá thực phẩm tăng mạnh, trong khi khoai lang 'rớt giá thê thảm'

 Giá cả thị trường trong tuần này, giá vàng, giá thịt lợn, giá rau xanh, thủy hải sản, trái cây tăng mạnh. Trong khi khoai lang Nhật 'rớt giá thê thảm'.

Bản tin tiêu dùng trong tuần qua: Giá vàng, giá thịt lợn, giá rau xanh, thủy hải sản, trái cây tăng mạnh. Trong khi khoai lang Nhật 'rớt giá thê thảm'.

Giá vàng thế giới tăng 5 USD So với chốt phiên cuối tuần trước

Mở cửa phiên đầu tuần, giá vàng thế giới tại thị trường châu Á giao dịch quanh mức 1.293 USD/oz, ngang giá so với chốt phiên cuối tuần trước.

Sau 2 phiên đi ngang đầu tuần, giá vàng thế giới đã bật tăng khi Quỹ tiền tệ Thế giới dự báo kinh tế Mỹ suy giảm vào năm 2019; cùng thời điểm đó ngày 6/6 giá đồng USD lại giảm hơn 3% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ thanh toán tiền tệ quốc tế, giá vàng đã bật tăng lên 1.299 USD/oz.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng và giá thực phẩm tăng mạnh, trong khi khoai lang 'rớt giá thê thảm'

Giá vàng thế giới tăng 5 USD So với chốt phiên cuối tuần trước.

Sau khi nhiều thông tin kinh tế của Mỹ và mộ số nền kinh tế công bố tăng tốt đã khiến  giá vàng rơi trở lại 1.297 USD/oz. Giảm thêm về mức 1.296 USD vào phiên ngày 8/6 và sau đó lại bật tăng trở lại sau khi nhiều phân tích của Ngân hàng Thế giới, các tổ chức kinh tế, chuyên gia cho thấy nền kinh tế toàn cầu vẫn tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, cuối tuần những thông tin phân tích trái chiều về kinh tế toàn cầu đã hỗ trợ giá vàng bật tăng.

Tính chung, cả tuần vàng thế giới đã tăng 5 USD So với chốt phiên cuối tuần trước và mở cửa tuần.

Cũng giống vàng thế giới, tuần qua, giá vàng chỉ tăng – giảm trong biên độ hẹp giữa các phiên.

Trong tuần vàng SJC có 2 phiên tăng – giảm ngược chiều thế giới và chỉ biến động trong biên độ hẹp khoảng 10.000 – 30.000 đồng/lượng. Phiên cuối tuần cũng nhích tăng theo xu hướng thế giới.

Tính chung cả tuần giá vàng SJC trên thị trường tự do tăng 90.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần trước.

Theo phân tích của một số DN, lượng khách giao dịch không có biến động lớn. Giá vàng xuống thấp nên lực mua chiếm khoảng 60 - 70%, trong tổng lượng giao dịch. Hầu hết các giao dịch mang tính nhỏ lẻ, giới đầu tư trong nước cũng đang đợi một loạt động thái của Mỹ - Triều thông qua cuộc họp thượng đỉnh sắp tới. Chỉ sau đó 1 ngày FED sẽ họp nhận định kinh tế Mỹ và dự báo toàn cầu, quan trong nhất là quyết định tăng lãi suất hay không. Giới chuyên gia nhận định, nhiều khả năng cơ quan này không tăng lãi suất. Điều này sẽ khiến vàng bật tăng.

Giá thịt lợn tại TP Hồ Chí Minh tăng từ 1.000 - 5.000 đ/kg

Trước tình hình giá heo (lợn) hơi liên tục tăng trong thời gian gần đây, nên ngày 6/6, các sở, ngành TP Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị của thành phố năm 2018.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng và giá thực phẩm tăng mạnh, trong khi khoai lang 'rớt giá thê thảm'

Giá thịt lợn tại TP Hồ Chí Minh tăng từ 1.000 - 5.000 đ/kg.

Theo đó, việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng thịt gia súc của các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã được chấp thuận và được áp dụng kể từ hôm nay (7/6).

Cụ thể, nhóm mặt hàng thịt lợn được điều chỉnh mức tăng cao nhất trong đợt này, có thể kể đến là thịt lợn ba rọi, chân giò, với mức tăng 5.000 đồng/kg. Tiếp theo, giá bán các mặt hàng thịt lợn vai, cốt lết, sườn giò, thịt nách, được điều chỉnh tăng đồng loạt 4.000 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành.

Riêng giá bán mặt hàng thịt lợn đùi có mức điều chỉnh tăng thấp nhất là 1.000 đồng/kg và mặt hàng thịt nạc vẫn giữ mức giá ổn định. 

Theo Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng một số mặt hàng như sườn già 90.000 đồng/kg, thịt lợn ba rọi 112.000 đồng/kg, thịt vai sẽ là 91.000 đồng/kg, thịt lợn đùi 95.000 đồng/kg...

Mức giá bán điều chỉnh các mặt hàng thịt gia súc sẽ áp dụng đối với nguồn hàng được cung ứng bởi các doanh nghiệp và nhà bán lẻ, gồm: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản - Vissan.

Rau xanh, thủy hải sản tăng giá

Do nắng nóng gay gắt kéo dài, với nền nhiệt độ ngoài trời luôn ở ngưỡng 36-37 độ C làm cho giá cả các mặt hàng rau xanh và hoa quả giải nhiệt, thủy hải sản tại nhiều chợ trên địa bàn TP Hà Nội tăng giá.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng và giá thực phẩm tăng mạnh, trong khi khoai lang 'rớt giá thê thảm'

Rau xanh, thủy hải sản tăng giá.

Cụ thể, ghi nhận tại chợ Thanh Xuân Bắc, giá các mặt hàng rau xanh có tác dụng thanh nhiệt như mùng tơi, rau dền, rau muống, rau ngót... đã tăng khoảng 1.000-2.000 đồng/mớ/kg. Hiện rau dền có giá khoảng 4.000 -6.000 đồng/mớ, rau muống 6.000-8.000 đồng/mớ, rau ngót 5.000 – 7.000 đồng/mớ, mùng tơi 6.000 đồng/mớ...

Còn tại các chợ nhỏ ở khu vực Cầu Giấy, một số loại rau xanh cũng tăng giá nhẹ, với mức tăng khoảng 1.000 đồng/mớ: Rau muống 7.000 đồng/mớ, rau dền 5.000 đồng/mớ, mùng tơi 6.000 đồng/mớ... Ngoài rau xanh, các loại quả như mướp, bầu, bí xanh tăng giá khoảng 3.000-5.000 đồng/kg lên mức 15.000-20.000 đồng/kg.

Không chỉ có rau xanh, mà một số loại hải sản như tôm, cua, cá… cũng tăng mạnh. Cụ thể, tại chợ Thành Công, giá cua đồng đã tăng mạnh khoảng 40.000 đồng/kg lên 180.000 – 200.000 đồng/kg; tôm đồng tăng khoảng 30.000 đồng/kg lên 180.000 – 250.000 đồng/kg; cá rô phi tăng khoảng 10.000 đồng/kg lên 45.000 - 55.000 đồng/kg; ngao biển tăng 5.000 đồng/kg lên mức 25.000 - 30.000 đồng/kg...

Một số tiểu thương cho biết nguyên nhân hải sản tăng giá mạnh là do thời tiết nắng nóng trong mùa hè khiến việc đánh bắt thủy sản gặp nhiều khó khăn. Chi phí vận chuyển mặt hàng này cũng đã bị đội lên nhiều sau các đợt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ đầu hè đến nay.

Ngoài ra, chi phí bảo quản các loại thủy sản trong mùa hè tăng cao hơn do các tiểu thương phải mua thêm đá lạnh hoặc các thiết bị sục khí... để giữ cho thực phẩm tươi lâu, bởi nếu bảo quản không cẩn thận, tôm, cá... sẽ chết nhiều, nhanh hỏng, gây thua lỗ.

Thời tiết nắng nóng kéo dài còn khiến giá một số loại trái cây giải nhiệt như dưa hấu, cam sành, dừa tươi, dưa lê...tại chợ Hôm Đức Viên (Hà Nội) tăng giá mạnh. Dưa hấu có giá 25.000 đồng/kg (tăng khoảng 3.000-5.000 đồng), cam sành loại to có giá 60.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng), dừa tươi có giá 25.000 đồng/quả (tăng 2.000 đồng)...

Khoai lang rớt giá mạnh

Những ngày gần đây, giá khoai lang Nhật của bà con trên địa bàn Gia Lai liên tục rớt giá. Hiện nay, đối với khoai đẹp, củ đều và to thì có giá 3.000 đồng/kg, còn khoai trung bình thì đều 1.000 đồng/kg. Khoai rớt giá thảm không đủ tiền công thu hái, nên nhiều gia đình bỏ hoang chục diện tích khoai, thương lái cũng “bỏ của, chạy lấy người”.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng và giá thực phẩm tăng mạnh, trong khi khoai lang 'rớt giá thê thảm'

Khoai lang rớt giá mạnh.

Chị Bùi Thị Tươi (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) buồn rầu nói: “Nhà mình trồng được 1ha, vừa rồi đào được 9 sào, khoai to mình bán 3000 đồng/kg, khoai nhỏ 1000 đồng 9 sào thu về được 30 triệu đồng. Một ha này giờ đào về cho gà, lợn ăn chứ thương lái có ai mua nữa đâu, tính tất cả công cán, phân tro 1 ha cũng phải đầu tư đến 60 triệu đồng mà giờ thu về được 30 triệu đồng đây”.

Vừa là thương lái và cũng là nông dân trồng khoai, anh Nguyễn Văn Thu (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, Gia Lai cho biết: “Tôi cũng trồng được 17ha nhưng bỏ đi gần nữa, lỗ cả mấy trăm triệu. Hôm trước tôi mua khoai của nhà ông kia 250 triệu đồng hơn 2ha mà đào được hơn 1ha còn đâu là bỏ. Giá thấp quá, mua 1 triệu 1 sào mà vẫn lỗ đấy. Hiện tại, tôi đang mua của bà con với giá từ 1000 đồng - 1.500 đồng/kg chuyển xuống Bình Định nhập được 2.000 đồng/kg. Lỗ nặng không đủ tiền công cán, xăng xe vận chuyển, bán cho người khác giờ cũng vứt đống nhiều lắm...”.

Hiện toàn xã có 185 ha khoai lang Nhật đang thu hoạch. So với vụ trước, diện tích trồng khoai đã tăng khoảng 50 – 60 ha. Nguyên nhân là do vụ năm ngoái được cả mùa lẫn giá, bình quân mỗi ha khoai thu lãi cả trăm triệu đồng, gấp 8-9 lần so với trồng lúa nên năm nay nhiều hộ tăng diện tích.

Theo TieuDung24h