Tim mạch, thượng thận ảnh hưởng nghiêm trọng vì uống quá nhiều cà phê

Cà phê giúp tỉnh táo và hưng phấn trong công việc nhưng uống quá nhiều cà phê lại gây gây hại nghiêm trọng cho tim mạch, thượng thượng và nhiều bộ phận cơ thể.

Uống nhiều cà phê gây hại cho tim

Công bố của nhóm các nhà khoa học Anh trên Tạp chí Clinical Nutrition, khi nghiên cứu trên một dữ liệu gần 370.000 người Anh từ độ tuổi 37-73 tuổi có thói quen uống cà phê hằng ngày thì họ phát hiện rằng uống 6 ly cà phê trở lên mỗi ngày có thể làm tăng lượng mỡ trong máu và qua đó làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Đó là một mối liên quan phụ thuộc vào liều lượng, càng uống nhiều cà phê, nguy cơ bệnh tim càng lớn.

tim-mach-thuong-than-anh-huong-nghiem-trong-vi-uong-qua-nhieu-ca-phe

Ảnh minh họa

Theo các nhà nghiên cứu, hạt cà phê có chứa cafestol và dưới tác động của nước nóng chiết xuất ra một hợp chất làm tăng quá trình tổng hợp cholesterol trong cơ thể người.

Nồng độ của cafestol trong cà phê phụ thuộc vào hạt cà phê và phương pháp ủ. Tuy nhiên có một tin tốt,  cafestol chỉ phát tán mạnh nhất ở cà phê đun sôi không qua màng lọc. Nếu một người chọn uống cà phê pha phin hoặc cà phê hòa tan có thể tránh được cafestol.

Cảm giác bồn chồn, khó ngủ

Đồng ý cà phê giúp tỉnh táo, nhưng đôi lúc chúng lại có thể tác động mạnh hơn gây ra cảm giác bồn chồn, rất khó chịu. Cà phê có tác dụng là thúc đẩy hệ thần kinh trung ương gây cho người dùng cảm giác hốt hoảng và lo lắng. Không tin, bạn có thể hạn chế uống cà phê thì cảm giác này sẽ biến mất.

Empty

Ảnh minh họa

Chứng mất ngủ cũng từ đó mà xuất hiện một cách rõ ràng, cho thấy bạn đã uống quá nhiều cà phê trong ngày. Thực chất thì thức uống tao nhã này đang tàn phá giấc ngủ, ngay cả khi bạn không cảm thấy có bất kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe nào từ chúng.

Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, cà phê có thể ở lại trong cơ thể đến 4 -14 tiếng. Có nghĩa là chúng sẽ làm bạn thức giấc giữa đêm nhiều hơn và đồng thời làm giảm thời lượng ngủ. Để chấm dứt tình trạng này, các chuyên gia đã khuyên bạn hãy tập thói quen uống cà phê vào buổi sáng hoặc trưa và hạn chế tối đa uống cafe vào buổi tối.

Ảnh hưởng đến sức khỏe của xương

Caffeine có tính chất lợi tiểu, khiến cơ thể đào thải calci qua việc đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu uống nhiều quá nhiều cà phê, hoặc đồ uống chứa cafein trong một ngày rất có thể làm tăng nguy cơ suy yếu xương và cản trở sự hấp thu vitamin D trong cơ thể của bạn.

Nên, nếu bạn bị loãng xương, hạn chế tiêu thụ ngay lượng caffeine ít hơn 300 mg mỗi ngày (khoảng 2-3 tách cà phê) là tốt nhất.

Đau dạ dày

tim-mach-thuong-than-anh-huong-nghiem-trong-vi-uong-qua-nhieu-ca-phe

Ảnh minh họa

Bạn nên tập bỏ dần thói quen này, đó là không nên uống cà phê pha mỗi sáng khi dạ dày trống rỗng. Cà phê chứa một số hợp chất kích thích các tế bào trong dạ dày tăng tiết axit. nếu bạn nghi ngờ cà phê là tác nhân gây ra đau dạ dày thì bạn đã đúng, vì vậy nên cân nhắc lại thói quen uống nhiều cà phê.

Ảnh hưởng đến tuyến thượng thận

Tiêu thụ một lượng lớn cà phê vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến thượng thận, buộc tuyến thượng thận phải làm việc quá sức và cuối cùng dẫn đến sự “kiệt sức” của cả hệ thống tiêu hóa. Tuyến thượng thận sản xuất ra cortisol, giúp hỗ trợ cơ thể tại thời điểm căng thẳng, nên còn được gọi là hormone stress.

ca phe 5

Ảnh minh họa

Tuyến thượng thận còn có tác dụng điều hòa nhịp tim. Trong trường hợp tuyến thượng thận phải làm việc quá mức, cơ thể sớm bị kiệt sức và các triệu chứng đầu tiên là yếu tim.

Theo GiaDinhVietNam