Tranh chấp một đằng tòa xử một nẻo



Đơn khởi kiện, thống báo thu lý vụ án đều thể hiện rõ đây là tranh chấp hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa. Thế nhưng khi đưa ra xét xử lại là tranh chấp hp đồng vận chuyển. Việc xác định sai quan hệ tranh chấp của TAND QUẬN TÂN PHÚ và TAND TP. HCM đang khiến quá trình giải quyết vụ án thêm phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đương sự.

          Công ty TNHH May Thời trang Gia Phú (Công ty Gia Phú - trụ sở tại quận Tân Phú, TP. HCM) vừa có đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan thẩm quyền sau khi TAND TP. HCM xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp.  Cụ thể, Công ty Gia Phú là bị đơn trong vụ tranh chấp hợp đồng “cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa” nhưng khi đưa ra xét xử, TAND Quận Tân Phú và TAND TP. HCM giải quyết theo hướng tranh chấp hợp đồng vận chuyển, dù Nguyên đơn - Công ty CP Giao nhận và Vận chuyển In do Trần không sở hữu phương tiện vận chuyển (máy bay) để thực hiện hợp đồng.

          Trước đó, liên quan đến việc xác định sai quan hệ tranh chấp này, Công ty Gia Phú cũng đã yêu cầu Hội đồng xét xử TAND TP. HCM hủy bản án sơ thẩm. Theo đó, phiên tòa đã phải tạm hoãn, dự kiến sẽ mở lại vào ngày 21/4/2023.

          Theo hồ sơ vụ án, căn cứ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn - Công ty CP Giao nhận và Vận chuyển In do Trần (Công ty In do Trần - trụ sở tại quận Tân Bình, TP. HCM) thì đây là vụ án tranh chấp hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa.

          Cụ thể, Công ty In do Trần khởi kiện yêu cầu Công ty Gia Phú phải thanh toán tiền chi phí dịch vụ giao nhận hàng hóa là 1.293.752.683 đồng và lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm thanh toán, tính từ khi phát sinh nghĩa vụ tranh chấp, với lãi suất 10%/năm theo khoản 2 Điều 357 Bộ luật dân sự 2015 (khoảng 417.793.804 đồng).

          Công ty Gia Phú không đồng ý thanh toán toàn bộ số tiền trên và yêu cầu tòa tuyên vô hiệu hợp đồng giao nhận hàng hóa giữa Công ty Gia Phú và Công ty In do Trần do trái quy định pháp luật.

          Lý do mà Công ty Gia Phú đưa ra là do trong hợp đồng Công ty In do Trần và Công ty Gia Phú có thỏa thuận giao dịch đơn giá bằng ngoại tệ (USD). Thỏa thuận này hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.

          Tuy nhiên, yêu cầu phản tố của Công ty Gia Phú không được Tòa án nhân dân quận Tân Phú thụ lý, khiến công ty Gia Phú phải khởi kiện bằng một vụ kiện khác hiện do TAND Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí minh thụ lý khiến cho việc giải quyết vụ án trở nên phức tạp và không đúng quy định pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của đương sự.

          Ngoài yêu cầu tòa tuyên vô hiệu hợp đồng giao nhận hàng hàng giữa Công ty Gia Phú và Công ty In do Trần do trái quy định pháp luật.

          Trong quá trình giải quyết vụ án, cũng như tại phiên tòa sơ thẩm - TAND quận Tân Phú và tại phiên tòa phuc thẩm thẩm - TAND TP.HCM đại diện Công ty Gia Phú trình bày, Công ty Gia Phú có ký hợp đồng nguyên tắc về dịch vụ Logistic với Công ty In do Trần. Hợp đồng này do Công ty In do Trần gửi bằng thư điện tử cho Công ty Gia Phú. Sau khi xem xét hợp đồng Công ty Gia Phú có ký họp đồng nguyên tắc và gửi lại cho Công ty In do Trần bằng thư điện tử và gửi bằng văn bản chuyển phát nhanh ngày 12/7/2019. Tuy nhiên Công ty Gia Phú chưa nhận được bản hợp đồng có chữ ký của Công ty In do Trần.

          Về nguyên tắc hợp đồng trên đã phát sinh hiệu lực khi bên được đề nghị giao kết nhận được đề nghị đó và chấp nhận. Theo quy định của pháp luật không quy định thời hạn gửi lại hợp đồng cho bên đề nghị (nếu không có thỏa thuận khác). Sau đó hai bên căn cứ vào hợp đồng nguyên tắc trên,vẫn tiến hành Giao nhận hàng hóa hàng may mặc đến nước Mỹ.

          Các vận đơn đã thực hiện là việc thực hiện cụ thể hóa hợp đồng nguyên tắc đã giao kết.

Với quan điểm của công ty Indo Trần: mỗi vận đơn là một hợp đồng độc lập là không hợp lý, vì các vận đơn không hề có thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong từng hợp đồng (phương thức, thời hạn thanh toán...); Mặt khác khi nộp đơn khởi kiện đòi thanh toán tiền dịch vụ, công ty Indo Trần lại gộp 5 vận đơn (5 "hợp đồng") để khởi kiện trong cùng một vụ kiện như cùng một hợp đồng là mâu thuẩn với ý kiến của mình.

          Công ty In do Trần tiến hành Giao nhận 10 vận đơn hàng hóa là quần áo phụ nữ đến nước Mỹ. Công Ty Gia Phú đã thanh toán được 3 vận đơn. Việc thanh toán thực hiện sau 30 ngày kể từ ngày Công ty Gia Phú nhận được chứng từ của Công ty In do Trần.

          Công ty Gia Phú xác nhận 5 vận đơn mà Công ty In do Trần khởi kiện tại TAND quận Tân Phú, Công ty In đo Trần đã giao nhận hàng hóa xong. Tuy nhiên, Công ty Gia Phú chưa thanh toán là do chưa đến hạn thanh toán theo hợp đồng nguyên tắc (sau khi có chứng từ 30 ngày). Ngoài ra, do Công ty In do Trần vi phạm hợp đồng giao nhận hàng hóa đối với hai vận đơn số 79396646 và 79396647 nên Công ty Gia Phú tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 308 Luật Thương Mại 2006) và ngưng thanh toán đối với 5 vận đơn mà công ty In do Trần đã giao nhận xong. Cụ thể, Công ty In do Trần không giao hàng hóa cho khách hàng của Gia Phú tại nước Mỹ nên Công ty Gia Phú ngừng thanh toán để giải quyết tranh chấp và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

          Hiện TAND TP. HCM đang thụ lý giải quyết đơn khởi kiện của Công ty Gia Phú theo thủ tục sơ thẩm yêu cầu Công ty In do Trần bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng (“Tranh chấp hợp đồng dịch vụ”).

Do đó, Công ty Gia Phú đã có yêu cầu tạm đình chỉ vụ án để chờ kết quả giải quyết của TAND TP. HCM.

          Trong đơn khiếu nại mới đây, Công ty Gia Phú cho biết, vụ án tranh chấp hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa, cụ thể là quần áo phụ nữ từ Việt Nam sang khách hàng ở Los Angeles (Mỹ) đã được đưa ra xét xử bằng bản án sơ thẩm số 130/2022/KDTM-ST ngày 22/9/2022 của TAND quận Tân Phú.

          Tuy nhiên, điều bức xúc hơn cả là từ đơn khởi kiện của nguyên đơn đến thông báo thụ lý và chuẩn bị xét xử đều xác định đây là “tranh chấp hợp đồng dịch vụ”. Tuy nhiên khi chính thức đưa vụ án ra xét thì lại là “tranh chấp hợp đồng vận chuyển”.

          “Thực tế, giữa nguyên đơn và bị đơn không hề giao kết "hợp đồng vận chuyển" nào, mà chỉ giao kết hợp đồng cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa” - đại diện Công ty Gia Phú cho biết.

          Theo Công ty Gia Phú, hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên vận chuyến có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

          Trong khi đó, nguyên đơn - Công ty In do Trần không có đăng ký ngành nghề vận chuyển hàng không nên Công ty In do Trần không thể nào là công ty vận chuyển

hàng không: Không có phương tiện là máy bay để vận chuyến hàng không. Do đó, tranh chấp giữa 2 bên là tranh chấp hợp đồng dịch vụ, không thể là tranh chấp hợp đồng vận chuyển như TAND nhận định khi đưa ra xét xử được.

          Tại phiên tòa phúc thẩm đã mở trước đây, cả nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhận đây là tranh chấp hợp đồng dịch vụ: Tòa án đã xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp.

          Đồng thời, việc giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm cần tạm hoãn để chờ kết quả giải quyết vụ án tuyên bố hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa vô hiệu do thỏa thuận giá bằng ngoại tệ vi phạm điều cấm của pháp luật đang do Tòa án nhân dân quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh giải quyết và vụ án yêu cầu bồi thường thiệt hại theo hợp đồng dịch vụ do Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đang xét xử sơ thẩm.

tranh-chap-mot-dang-toa-xu-mot-neo

tranh-chap-mot-dang-toa-xu-mot-neo

tranh-chap-mot-dang-toa-xu-mot-neo

 Theo Luật sư Nguyễn Thành Thoại – thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

Xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp là một yêu cầu quan trọng để áp dụng pháp luật nội dung (quyền và nghĩa vụ của các bên) chính xác và đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật khi giải quyết yêu cầu của đương sự.

Mặt khác, nếu có 2 vụ án liên quan với nhau, mà việc giải quyết vụ án này phụ thuộc vào kết quả giải quyết vụ án khác thì cần phải tạm đình chỉ vụ án để đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan