Trẻ có nguy cơ mắc bệnh khi tắm bể bơi chung: 5 điều cần làm để phòng tránh

Vào mùa hè số lượng người đến bể bơi khá đông gây nên tình trang mất vệ sinh, việc lây nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm cũng gia tăng nhất là ở trẻ nhỏ.

Nguy cơ mắc bệnh từ bể bơi chung

Theo nghiên cứu đến từ Đại học Alberta (Canada) đã tiến hành khảo sát nước từ 31 bể bơi công cộng và phát hiện nước tiểu ở tất cả các bể bơi. Đặc biệt, bể bơi kích thước bằng một phần ba bể bơi Olympic chứa đến 75 lít còn bể bơi nhỏ hơn có 30 lít nước tiểu. Mặt khác, trong nước bể bơi thường chứa vi khuẩn ecoli, thủ phạm chính gây ra tiêu chảy và các bệnh đường ruột cho trẻ.

VnExpress đưa tin, hiện nay các bể bơi đều sử dụng Clo để làm sạch nước. Theo chuyên gia, clo nếu kết hợp cùng urê sẽ tạo ra hợp chất gây hại hô hấp, dẫn đến hen suyễn và kích ứng mắt.

tre-co-nguy-co-mac-benh-khi-tam-be-boi-chung-5-dieu-can-lam-de-phong-tranh

 Bể bơi đông người tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh, nhất là trẻ nhỏ. Ảnh: CurbedLA

Ngoài ra, một số bể bơi thường cho nhiều phèn chua làm giảm độ pH trong nước, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ đi bơi về bị cay mắt hoặc bỏng rát trên da. Trẻ bị các bệnh về tai mũi họng, nhất là viêm mũi dị ứng.

Hơn nữa, nhiều người đi bơi vốn mang sẵn mầm bệnh dẫn đến lây lan, nhất là bệnh da liễu. Ngoài ra, nguồn nước có hàm lượng clo cao hoặc ánh sáng mặt trời quá mạnh gây tổn thương da, tóc. Một sốt bệnh gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục khác như lậu.

Uống phải nước hoặc sặc nước hồ bơi đưa vi trùng vào mũi, họng, xoang và bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy.

Theo bác sĩ Hoàng Cương Bệnh viện Mắt Trung ương, mùa hè là thời điểm bệnh viêm kết mạc có liên quan đến bơi lội tăng cao, nhất là ở trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh phổ biến khi bơi lội trong hồ bơi quá tải, tình trạng tiệt trùng nước hồ bơi không đạt vệ sinh. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện mắt đỏ, ra gỉ nhiều, ngứa, chảy nước mắt...

Ngoài ra, khi xuống nước bơi hay vui đùa, trẻ thường thích thú và không muốn lên bờ. Việc này dẫn đến tình trạng trẻ có nguy cơ bị đuối sức, dễ bị cảm, chuột rút, rất nguy hiểm.

Cần làm gì để bảo vệ trẻ?

Báo Giáo dục và Thời đại đưa tin, theo ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã đưa ra lời khuyên: Khi bơi tại những bể bơi quá tải, nguồn nước ở những nơi này rất dễ bị ô nhiễm. Do đó người bơi sẽ có nguy cơ mắc phải một số bệnh về mắt, da, nhất là bệnh liên quan đến tai, mũi, họng, như: Viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai...

Vì vậy các gia đình khi cho trẻ đi bơi nên tránh các bể bơi đông người. Trước khi bơi, nên quan sát kỹ môi trường, nguồn nước tại bể. Nếu màu nước tối, bị vẩn đục hoặc có các vật thể lạ thì môi trường nước ở đó không an toàn.

tre-co-nguy-co-mac-benh-khi-tam-be-boi-chung-5-dieu-can-lam-de-phong-tranh

 Mỗi người nhất là trẻ nhỏ cần trang bị đầy đủ kính bơi, nút bịt tai để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Ảnh minh họa

Nếu mùi nước ở bể bơi khó chịu thì có thể là do khâu xử lý nước chưa được tốt, cũng không bảo đảm cho sức khỏe. Để giữ vệ sinh chung, phòng ngừa lây nhiễm trong cộng đồng, trước khi xuống bể bơi, mọi người nên tắm gội sạch sẽ và khởi động làm nóng cơ thể để tránh chuột rút.

Mỗi người nhất là trẻ nhỏ cần trang bị đầy đủ kính bơi, nút bịt tai. Sau bơi, việc tắm lại ngay bằng nước sạch, xà phòng và nhỏ mũi, mắt bằng nước muối sinh lý sẽ giúp phòng trừ bệnh. Người mắc các bệnh ngoài da, tiêu hóa (tả, lỵ, thương hàn...), bị hen phế quản, viêm xoang, huyết áp, tim mạch... thì không nên đi bơi.

Theo VietQ