Từ việc bỏ sữa chua trong ngăn đá đến những sai lầm hầu như ai cũng mắc khi ăn sũa chua mà không biết đó là "đại kỵ"

Sữa chua giàu dinh dưỡng, khoáng chất, rất dễ tiêu hóa... nhưng không phải tiện đâu ăn đấy, nên rất nhiều người sai lầm khi ăn sữa chua, ăn không đúng lúc, thậm chí ăn thay bữa chính, ăn cho đã miệng...

Vì bổ sung can xi, khoáng chất tốt nên cần ăn sữa chua hàng ngày

Không biết chị Thoan (Hà Nội) nghe ai bày, mà cả tháng nay chị ăn sữa chua liên tục để giảm cân. Ăn nhiều thành nghiện, cứ đi ra ngoài về là chị sà vào tủ lạnh lấy mấy hộp sữa chua ra ăn, khi thì bảo ăn cho mát ruột, khi lại nói ăn cho đẹp da, rồi có lúc ăn sữa chua trộn củ quả và các loại hạt ngũ cốc cho vào với ý nghĩ... thay bữa chính để giảm béo...

tu-viec-bo-sua-chua-trong-ngan-da-den-nhung-sai-lam-hau-nhu-ai-cung-mac-khi-an-sua-chua-ma-khong-biet-do-la-dai-ky

Một số người đã sai lầm với ý thích trộn sữa chua với các rau củ quả, hạt... để ăn thay bữa chính. Ảnh minh họa.

Cách ăn sữa chua theo ý thích, có phần lạm dụng của chị Thoan không tốt như mong muốn, mà còn có thể làm tăng cân, và nếu ăn quá nhiều sữa chua hàng ngày như thế khiến cơ thể có cảm giác khó chịu.

Sữa chua giúp nhuận tràng, đẹp da, lợi tiêu hóa, giảm cân... thì ai cũng biết rồi, các nhà khoa học, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã nói nhiều. 

Mặt khác, trong giai đoạn chuyển mùa, dịch bệnh như hiện nay việc chăm sóc sức khỏe nói chung, và sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng rất cần thiết. Theo các bác sĩ, 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở hệ tiêu hóa nên sức khỏe của hệ tiêu hóa có ảnh hưởng lớn tới toàn cơ thể.

Sữa chua có các thành phần dinh dưỡng của sữa như đạm, glucid, lipid, vitamin, các chất khoáng chất - nhất là canxi – rất tốt cho sức khỏe. 

Đã có những nghiên cứu cho thấy người bổ sung đầy đủ canxi có xu hướng tăng chậm và ít hơn so với những người khác – và một trong những cách bổ sung canxi hiệu quả là ăn sữa chua.

Sữa chua còn có nhiều ưu điểm trội hơn so với các sản phẩm từ sữa (như ít đường lactose, chứa vi khuẩn có ích, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, thích hợp với người không/hoặc kém dung nạp đường lactose…).

Ăn sữa chua với trái cây còn tăng hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Dùng sữa chua trộn/dầm hoa quả đúng cách còn có tác dụng giảm cân – nhưng chị em không được coi sữa chua là thực phẩm giảm cân mà lạm dụng.

Ăn sữa chua bao nhiêu là đủ, ăn khi nào là tốt?

Theo khuyến nghị sử dụng sữa và sản phẩm sữa cho người Việt Nam (Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố năm 2016), khuyên mỗi người nên dùng 1 hộp sữa chua (100gr/ngày). Lứa tuổi 10-19 tuổi đang phát triển mạnh, bà mẹ mang thai, bà mẹ cho con bú được khuyến nghị dùng 2 hộp/ngày.

Người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 - 250g sữa chua là hợp lý (tương đương 1- 2 hộp).

Tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.

Vài lưu ý khi ăn sữa chua

So sữa chua với các loại thức ăn bột đường, giàu chất béo thì loại sữa chua tách béo, không có đường có lợi cho việc giảm cân, có tác dụng tốt cho nhu động ruột và người bị táo bón. Nhưng không phải ai cũng thích hợp với sữa chua.

- Người già dạ dày yếu, trẻ em dưới 1 tuổi dạ dày chưa khỏe mạnh nên ăn sữa chua xong có thể bị tiêu chảy - vì vậy nên ăn ít một, vừa ăn vừa nghe ngóng cơ thể.

- Người có hệ tiêu hóa kém, hay đau bụng đi ngoài, mắc bệnh đường ruột cần phải thận trọng khi dùng sữa chua.

tu-viec-bo-sua-chua-trong-ngan-da-den-nhung-sai-lam-hau-nhu-ai-cung-mac-khi-an-sua-chua-ma-khong-biet-do-la-dai-ky

Sữa chua dầm/trộn hoa quả rất ngon miệng,bổ dưỡng, nhưng không nên lạm dụng. Ảnh minh họa.

- Sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao, nên những người bị tiểu đường, viêm túi mật, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tuỵ… không nên ăn sữa chua để tránh một số ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

- Không nên để sữa chua trong ngăn đá cho đông cứng mới ăn - bởi đó là sai lầm vì một số vi khuẩn có lợi bị lạnh quá sẽ chết, không tốt cho sức khỏe.

- Một số người sợ sữa chua lạnh sẽ gây viêm họng, nên đã hâm nóng bằng nước nóng, lò vi sóng để ăn - đó cũng là sai lầm - bởi khiến các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, ảnh hưởng tới cả hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua.

- Nếu lỡ để sữa chua đông lạnh rồi thì nên ngâm cho mềm, hoặc để ra phòng bình thường 15 phút -30 phút là sữa chua sẽ mềm lại. Hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh 15 phút trước khi ăn.

- Sữa chua có tính axit, có thể gây mòn răng – nên sau khi ăn sữa chua cần súc miệng lại.

- Không nên ăn sữa chua kèm gì đó để chống đói - vì bụng đói khiến các lợi khuẩn trong sữa chua bị môi trường axit trong dạ dày tiêu diệt - giảm lượng đáng kể các lợi khuẩn và dinh dưỡng.

Đại kị khi ăn sữa chua cần tránh

Chuối: Không nên ăn chuối cùng sữa chua (hay ăn sữa chua rồi ăn chuối) vì sẽ dễ sinh ra chất gây ung thư.

Đậu nành: Đậu nành (sữa đậu nành, tàu hũ…) và các sản phẩm từ đậu nành đều kị với sữa chua, bởi khi kết hợp sẽ tạo thành các chất khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và giảm khả năng hấp thụ Canxi.

- Sáng sớm và bữa chính không dùng sữa chua thay thế – vì axit hữu cơ dễ ảnh hưởng tới dạ dày (nhất là người dạ dày yếu). Người đang uống thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tiêu chảy không nên ăn sữa chua.

Người bị thừa axit dạ dày: Không nên ăn sữa chua thì sẽ làm cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn - do sữa chua có tính axit - trong khi cơ thể đã bị thừa axit trong dạ dày rồi.

Người cơ thể ứ trệ, máu huyết lưu thông không đều... cũng không nên ăn sữa chua.

Theo GiaDinh