Từ vụ 400 học sinh xét nghiệm đồng loạt: BS chỉ ra cách phòng mắc sán

Gần 400 học sinh của một trường mầm non ỏ Bắc Ninh ăn thịt lợn có dấu hiệu "lạ" và được các bậc phụ huynh hoảng hốt đưa đi xét nghiệm. Kết quả có 2 em bị dương tính với sán lợn.

tu-vu-400-hoc-sinh-xet-nghiem-dong-loat-bs-chi-ra-cach-phong-mac-san

Theo thông tin từ VNexpress, trước đó trên mạng xuất hiện video được cho là của một số phụ huynh đăng hình ảnh món thịt lợn nổi đầy hạch trắng, có dấu hiệu của bệnh lợn gạo, trong bữa ăn tại một trường mầm non ở Bắc Ninh. Ngay sau đó, tập thể phụ huynh đã lên gặp Ban giám hiệu nhà trường phản ánh, nhưng được cho là chỉ nhận được câu trả lời "vòng vo, không thỏa đáng". Sau đó, có 2 gia đình đã đưa con ra BV Nhiệt đới Trung ương xét nghiệm, kết quả dương tính với sán dây lợn (Taenia solium). Hốt hoảng, sáng 15/3, gia đình của khoảng 400 học sinh trường này đã lũ lượt đưa con đi xét nghiệm ở Bệnh viện Nhiệt đới trung ương và Viện Sốt rét, ký sinh trùng trung ương. 

tu-vu-400-hoc-sinh-xet-nghiem-dong-loat-bs-chi-ra-cach-phong-mac-san

Các bác sỹ của bệnh viện tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tại Hội trường BV Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Hoàng Hải - Hoàng Đan.

tu-vu-400-hoc-sinh-xet-nghiem-dong-loat-bs-chi-ra-cach-phong-mac-san

Các phụ huynh đưa trẻ đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương xét nghiệm sáng 15/3. Ảnh: T.H.

Đối với trường hợp dương tính với sán dây lợn, Giáo sư Nguyễn Văn Đề, nguyên Chủ nhiệm bộ môn ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết bệnh lợn gạo có tên khoa học Cysticercus cellulosae, gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn (hay sán dải heo), ấu trùng này có tên khoa học Taenia solium.

Biểu hiện của thịt lợn gạo (lợn nhiễm ấu trùng Taenia solium) là trong thịt những bọc màu trắng đục, đó chính là nang sán, bên trong có chứa đầu sán và chất dịch, kích thước nang to như hạt gạo. Nguyên nhân mắc sán dải lợn thường là qua đường ăn uống thực phẩm có nhiễm ấu trùng Taenia solium. Trứng sán theo đường tiêu hóa vào máu đi chu du khắp cơ thể và gây bệnh tại những nơi chúng trú lại.

Vậy những triệu chứng khi nhiễm sán lợn là như thế nào?

Theo các bác sĩ, sán lợn có hai loại: ấu trùng sán và sán trưởng thành.

- Nếu nhiễm ấu trùng sán, bệnh nhân có biểu hiện co giật, động kinh… Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim. Trẻ nhỏ bị ấu trùng sán lợn tấn công lên não sẽ gây ảnh hưởng đến việc học tập như giảm chú ý, mất tập trung, co giật.

- Nhiễm sán trưởng thành, bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ, dần dần thấy yếu mệt, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu suy dinh dưỡng, thiếu máu. Người bị bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt do những đốt sán tự rụng ra ngoài ống tiêu hóa bất cứ lúc nào. Sán có thể gây tắc hoặc bán tắc ruột.

Những biến chứng đáng sợ khi nhiễm sán lợn

GS Nguyễn Văn Đề cho biết, khi ăn phải thịt lợn gạo chưa nấu chín kỹ, tái sống, các nang sán vào cơ thể người và gây ra nhiều biến chứng cho vật chủ, đặc biệt là ở não. Khi ấu trùng sán ký sinh tại não thì chúng có thể gây ra tăng áp lực nội sọ gây nhức đầu, động kinh cục bộ, suy giảm trí tuệ, yếu, liệt chi thậm chí có thể rối loạn tâm thần. Sán cũng có thể ký sinh tại hốc mắt, mí mắt, kết mạc mắt hoặc trong mắt, gây ra những rối loạn thị giác. Tất cả các triệu chứng trên ở mức độ nào còn tùy thuộc vào số lượng và vị trí ký sinh của ấu trùng sán trong não người.

tu-vu-400-hoc-sinh-xet-nghiem-dong-loat-bs-chi-ra-cach-phong-mac-san

GS Nguyễn Văn Đề cho biết sán lợn dễ tấn công lên não, đặc biệt nguy hiểm.

Ngoài ra, sán còn cư trú ở các mô khác nhau trong cơ thể, với những vị trí này thì tuy người bệnh ít có biểu hiện lâm sàng, nhưng với số lượng nhiều chúng có thể gây đau cơ, và sau thời gian dài chúng sẽ bị vôi hóa ngay trong cơ, nơi chúng định cư. Ngoài ta, sán ký sinh ở da có thể thấy những nốt lổn nhổn, sờ thấy rõ, đôi khi chúng gây ngứa.

tu-vu-400-hoc-sinh-xet-nghiem-dong-loat-bs-chi-ra-cach-phong-mac-san

Thịt lợn nhiễm sán. Ảnh TTVH

Chia sẻ về nguồn lây nhiễm sán lợn BS Nguyễn Quang Thiều, Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết: "Sán lợn có hai loại: ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành. Cả ấu trùng sán lợn và sán lợn đều lây qua con đường ăn uống. Tuy nhiên, sán lợn sẽ bị chết ở nhiệt độ cao khoảng 80 độ C. Cho nên trong trường hợp thịt lợn bị nhiễm sán nếu được nấu chín sán đã chết thì không còn nguy cơ nhiễm sán.

Vậy con người chỉ bị nhiễm sán lợn khi ăn phải trứng sán hoặc nang sán trưởng thành có trong thịt chưa nấu chín kỹ, thịt sống, rau sống, thịt tái… Nhiễm ấu trùng sán lợn nguy hiểm nhất loại này rất thích ký sinh ở não. Còn sán trưởng thành đi vào cơ thể sẽ bám vào thành ruột, sau đó đứt thành đốt và đi ra ngoài cơ thể qua đại tiện".

Bên cạnh đó, GS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng cho biết, ký sinh trùng gây bệnh sán dây lợn nằm trong đất, nước, thực phẩm chưa được nấu chín, trẻ nhiễm từ bao giờ thì không ai biết. Nguy cơ nhiễm sán phụ thuộc vào tập quán ăn uống, môi sinh ở khu vực các trẻ sinh sống. Cho nên cách phòng bệnh sán lợn, hữu hiệu nhất đó thực hiện ăn chín, uống sôi; không để lợn thả rông…

Bác sĩ hướng dẫn cách ăn đúng phòng tránh nhiễm sán lợn

tu-vu-400-hoc-sinh-xet-nghiem-dong-loat-bs-chi-ra-cach-phong-mac-san

Chọn thịt lợn sạch, chế biến phù hợp để phòng tránh bệnh. Ảnh TTVH

Điều trị sán lợn phụ thuộc vào độ đáp ứng thuốc của bệnh nhân. Những trường hợp nặng bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật khi gây đau do chạm vào dây thần kinh.

Bác sĩ Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh chuyên ngành - Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương khuyến cáo: "Đề phòng các bệnh sán và ký sinh trùng, mọi người không ăn thịt lợn sống, các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo…), không ăn rau sống, thực hiện ăn chín uống sôi. Ở vùng nông thôn cần phải quản lý phân, dùng nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống, vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi ăn…".

Ngoài việc phòng tránh nhiễm sán bằng cách ăn chín, uống sôi, nếu chẳng may phát hiện nhiễm sán lợn thì người dân đừng quá hoang mang , lo lắng. Tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị khỏi được. Việc điều trị sán nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào từng cơ địa. Đối với người trưởng thành thì điều trị sán lợn sẽ nhanh hơn. Nhiễm ấu trùng sán thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 đợt, mỗi đợt 21 ngày. Trẻ nhỏ nếu nhiễm sán lợn cũng cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.

Các bác sĩ đưa ra lời khuyên, nếu nghi ngờ con em mình bị mắc sán lợn, hãy đưa ngay các cháu đến bệnh viện để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó, các bà nội trợ cũng cần cẩn thận ngay trong bữa ăn, nếu mua thịt heo, cần chọn cửa hàng có uy tín, tự trang bị cho bản thân cách phân biệt được thịt lợn sạch, lợn bị nhiễm bệnh để bữa cơm gia đình không những ngon mà còn an toàn cho sức khỏe nữa nhé.

Theo Bestie