Cách mua vàng không bao giờ sợ lỗ

Nhà đất thì không đủ tiền để đầu tư, chứng khoán, kinh doanh thì không có khiếu, tiền để trong ngân hàng dạo gần đây cũng quá nhiều tin đồn nên chuyện mua vàng cất giữ đang là ưu tiên hàng đầu. Và đây là cách mua vàng để xứng đáng với đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình:

Có một thứ không mất giá mà mọi người đều biết, đó là vàng. Giá vàng tính bằng bánh mì hầu như không tăng sau hơn 2500 năm và người ta đã nghiên cứu và khẳng định chỉ có mua vàng mới là phương pháp giữ tiền đỡ mất giá nhất. Do đó, ai muốn cất giữ tiền thì hãy mua vàng và chú ý những điểm dưới đây nhe:

1. Đừng bán lúc "người ta ào ào bán" và mua ra khi "ai cũng mua"

Lúc giá vàng tăng, người ta sẽ ào ào bán ra: Người bán sẽ có cảm giác lãi mà lỗ. Ví dụ, hồi xưa mua vàng giá 3 triệu, nay vàng tăng 4 triệu, mình nghĩ lời 1 triệu và thấy nhiều người tranh thủ bán nên nghĩ đây là mức giá tốt để bán, không bán gấp mai mốt vàng giảm thì nguy.

Nhưng tình huống tưởng lãi mà lỗ, thực tế giá vàng luôn biến động, có những khi vàng tăng 1 triệu nhưng chỉ cần vài tiếng sau là hàng ngàn người xếp hàng thì chưa chắc gì cửa hàng vàng chịu mua vàng của chúng ta đâu. Thiết nghĩ hồi xưa họ bán cho mình, giờ họ mua vào lỗ như vậy hó có mua hay không.

Lúc giá vàng giảm cũng thế, mua sẽ gặp tình huống tưởng lãi mà lỗ. Ví dụ sau khi chúng ta mua vào, giá vàng tăng 600.000 đồng/lượng, chúng ta tưởng mình lãi nhưng thực tế không phải như vậy, mình vẫn lỗ 600.000 đồng. Chúng ta phải chờ giá vàng tăng 1,2 triệu đồng/lượng mới hòa vốn đấy cả nhà ơi.

Cho nên quy tắc đầu tiên là đừng đi theo xu hướng.

2. Không mua vàng trang sức, chỉ mua vàng nhẫn, vàng miếng bốn số 9

Mua vàng trang sức thì nó tốn kém vì cộng thêm tiền gia công, tiền hao hụt, ….mà khi bán thì lại theo thị hiếu, nếu cái đó làm theo thời trang mùa trước thì bây giờ xu hướng thay đổi giá trị món nữ trang đó sẽ giảm chứ chẳng bao giờ tăng được. Bởi vậy, lưu trữ vàng mà lưu trữ vàng trang sức sau này bán thì bắt buộc phải chịu lỗ (dù giá vàng tăng cỡ nào cũng lỗ thôi).

Vả lại, vàng gửi tiết kiệm ngân hàng, hoặc giao dịch trên sàn vàng cũng chỉ có loại vàng miếng được chấp nhận nhé.Cho nên, cất giữ thì đừng mua vàng trang sức, phải mua vàng miếng

3. Mua rồi cất để đó, quên nó đi, đừng bán, đừng làm gì cả

Giá vàng dù có nghe tin tức thấy chênh lệch thì cũng đừng tin hẳn. Vì Việt Nam mình không theo kịp đà tăng của giá vàng thế giới hoặc đi ngược lại đà tăng đó là chuyện bình thường, xảy ra hoài mấy lần rồi ạ. Đừng trông chờ vào tin TG và quyết định quá sớm. 

4. Đừng ham mua vàng giá quá rẻ

Chú ý theo dõi giá vàng 999.9 hàng ngày, nếu tiệm vàng cạnh tranh bằng cách bán giá rẻ hơn thì có thể là vàng thiếu tuổi.

- Hết sức cẩn thận với vàng Nhíp, một loại vàng non tuổi, được xuất lậu sang VN, màu cũng bóng sáng, và làm rất tinh vi, nhưng giá rẻ hơn nhiều. Khi thấy giá rẻ là bạn phải đặt nghi vấn ngay.

5. Quy tắc “không bỏ trứng vào một giỏ”

Nhà đầu tư nên dành 30% ngân sách của mình cho vàng thôi chứ cái gì cũng vậy, dồn hết vào 1 thứ mà vô tình nó có vấn đề là mình chết không còn đường lui. 

6. Chọn vàng thương hiệu và cửa hàng lớn

Mua vàng có thương hiệu, có hóa đơn chứng từ, dấu mộc rõ ràng thì có chuyện gì bất trắc hoặc chẳng may phát hiện vàng có dấu hiệu gì bất thường thì mình có thể lên tiếng và đòi quyền lợ ngay. 

Nhưng nếu mua vàng những chỗ bình thường thì chuyện mua phải vàng bị trộn tạp chất, vàng cân thiếu, vàng dán tem giả, ăn gian tuổi vàng....là chuyện dễ gặp phải.

Theo Webtretho