Đau đầu "như búa bổ" nếu ăn sáng sau 9 giờ là biểu hiện của bệnh gì?

Bà Nguyễn Thị Thỏa (Hà Nội) cho biết, nếu bà ăn sáng muộn (sau 9 giờ) là lại phải hứng chịu những cơn đau đầu như búa bổ.

Thiếu máu 4 phút là có vấn đề

TS Vũ Thị Khánh Vân, nguyên Trưởng khoa A9, Viện Y học Cổ truyền Quân đội tại Hội thảo “Bệnh lưu thông máu kém ở người cao tuổi: Nguyên nhân, các phòng và chữa bệnh” đã khẳng định, thiếu máu có thể gây đột quỵ. Với tế bào não, chỉ cần thiếu máu 4 phút sẽ có vấn đề, 7 phút không được nuôi dưỡng não người đó sẽ bị ngất. Ngoài ra, thiếu máu não còn gây đau nửa đầu, xơ hóa não.

Bà Nguyễn Thị Thỏa, (Bạch Mai, Hà Nội) kể lại câu chuyện của mình: “Tôi thường xuyên bị đau nửa đầu bên phải, không hiểu sao sáng dậy đã đau. Hôm nào mà ăn sáng muộn sau 9 giờ, đầu đau như búa bổ, tê tê nửa đầu phải. Lắm khi đang đi chợ, tự  dưng thấy chóng mặt, lại phải ngồi xuống định thần mới đi tiếp”.

Nói về trường hợp của bà Nguyễn Thị Thỏa, BS Vân phân tích, triệu chứng trên của bà Thỏa là một trong những biểu hiện sớm của bệnh thiếu máu não. Có thể ta để ý hay không nhưng do máu không lên kịp não gây ra hiện tượng chóng mặt. Và khi não thiếu ô xy, thiếu dưỡng chất còn gây chứng hay quên. Các bác lắm lúc bảo ‘ôi già rồi’, có khi kính để trên đầu hỏi kính tao đâu?

Đau đầu

Rất đông người cao tuổi quan tâm đến các vấn đề sức khỏe 

“Nhưng tôi cũng phải nói rằng, bệnh hay quên chỉ có thể chấp nhận ở chừng mức nhất định, nếu hay bị phải tìm cách chống lại nó”. TS Vân khuyên cáo.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

TS Vân cho biết, để sống khỏe hơn chúng ta cần tìm cách để chống lại sự lão hóa. Chúng ta phòng bệnh mất 1 đồng, chữa bệnh mất ngàn đồng. Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng đủ, không lạm dụng rượu, bia, mỡ, đường. Tăng ăn rau tươi, thực phẩm tươi.

Ngoài ra, TS Khánh Vân khuyên người bệnh cần kiểm tra sức khỏe tổng thể ở các cơ quan y tế để có những chẩn đoán nguyên nhân chính xác, có bị thiếu máu hay không, huyết áp thế nào, thoái hóa đốt sống cổ không...  Từ đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn các phương pháp điều trị cụ thể.

Trả lời câu hỏi của người bệnh về các bài thuốc, vị đông y trong điều trị thiếu máu, TS Vân cho biết, trong Đông y, có các vị thuốc giúp hoạt huyết, bổ máu có thành phần cao bạch quả, thục địa, xuyên khung... giúp làm giảm độ nhớt của máu, lưu thông máu khỏe đến não và các bộ phận trong cơ thể giúp các bộ phận trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng.

Đau đầu

TS Vân cho biết, có nhiều bài thuốc, vị thuốc đông y hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu

Trong đó, bạch quả làm tăng lưu lượng máu não toàn bộ, cục bộ và vi tuần hoàn, bảo vệ đối với tình trạng giảm oxy trong không khí thở vào, cải thiện lưu biến máu, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện chuyển hóa ở mô và giảm độ thấm mao mạch.

Đương quy được mệnh danh là nhân sâm của y học phương Đông chứa axit folic, axit linoleic, vitamin B12... giúp bồi bổ khí quyết, cân bằng nội tiết, tăng cường lưu thông máu đến não và các chi.

Sinh địa có vị đắng, tính hàn - lương, quy kinh tâm, can, thận, tiểu tràng. Với công năng thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, sinh tân dịch. Nó còn giúp tăng chất lượng máu, sinh huyết mới.

Đan sâm vị đắng tính hơi hàn, quy kinh tâm và can, tác dụng hoạt huyết thông kinh, giúp giảm rối loạn tuần hoàn vi mạch, làm giãn các động mạch và tĩnh mạch nhỏ, mao mạch, tăng tuần hoàn vi mạch. Sách về Y học cổ truyền có viết: "Nhất vị đan sâm, thay tứ vật", tức là đan sâm có thể vừa hoạt huyết, bổ huyết bằng 4 vị xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược.

Ngưu tuất vị chua, hơi đắng, tính bình không độc, tác dụng làm tan máu ứ, bớt sưng tấy, đau nhức, chống co rút, rung giật, làm mạnh gân cốt, bổ thận. Nghiên cứu gần đây còn cho thấy thảo dược này có tác dụng giảm cholesterol máu.

Xuyên khung là loại cây đơn thuộc họ Hoa tán. Thảo dược này có vị đắng và cay, tính ôn, tác dụng hành khí, hoạt huyết, tăng cường lưu thông khí huyết, an thần và giảm đau. Đông y dùng để trị các chứng tê bì chân tay, đau nhức xương khớp do suy giảm tuần hoàn máu...

Theo Minh Hoàng (gia đình VN)