Điểm mặt những tác hại không ngờ của bánh mỳ

Bánh mỳ là món ăn phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng món ăn này lại có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Bánh mì gây tổn thương đường ruột

Một chất có rất nhiều trong bánh mì chính là gluten. Trong vấn đề làm bánh, gluten là chất giúp cho bột dẻo dai và dễ tạo hình, tuy nhiên, về sức khỏe, gluten lại có nhiều ảnh hưởng xấu. Theo các nghiên cứu, việc hấp thụ quá nhiều gluten sẽ gây đầy hơi, tổn thương đường ruột hay thậm chí là bị nghiện chất này và luôn cảm thấy thèm ăn.

Bánh mì chứa lượng muối lớn

Điểm mặt những tác hại không ngờ của bánh mỳ

Trong đa số các loại bánh mì trên thị trường đều chứa rất nhiều muối trong thành phần. Việc ăn bánh mì quá nhiều đồng nghĩa với việc bạn nạp vào cơ thể mình một lượng muối khá lớn. Đó là lý do tại sao bạn luôn cảm thấy khô và khát nước mỗi khi ăn bánh mì xong. Việc ăn nhiều muối sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe cũng như làm cơ thể tích nhiều nước dẫn đến tăng cân.

Chứa nhiều chất carbonhydrate có hại, làm thất thường lượng đường trong máu

Ngay cả bánh mì bạn thường thấy ngoài đường cũng như trong quảng cáo cũng không được làm hoàn toàn từ ngũ cốc hoàn toàn. Chúng được nghiền thành bột nhìn rất hấp dẫn. Mặc dù quá trình được cho rằng sẽ giữ lại các chất chất dinh dưỡng vốn có, nhưng chúng bị tiêu hóa nhanh chóng.

Tinh bột trong bánh mì được chia nhỏ rất nhanh trong đường tiêu hóa và đi vào máu giống như glucose. Chính vì vậy, nó sẽ gây ra sự tăng vọt lượng đường và insulin có trong máu. Các nhà khoa học cho rằng, các loại bánh mì gai làm tăng đường trong máu nhanh hơn so với nhiều kẹo ngọt khác.

Khi lượng đường trong máu tăng lên đột ngột, thì nó có xu hướng hạ xuống đến chóng mặt. Khi đó, chúng ta cảm thấy đói bụng. Điều này chúng ta hay gặp ở những người có nhu cầu ăn các món ăn có lượng hydrocacbon cao. Khi họ ăn xong, họ lại đói, và lại dùng các thực phẩm tương tự khác.

Lượng đường trong máu cao cũng có thể gây glycation ở cấp độ tế bào khi lượng đường trong máu phản ứng với protein trong cơ thể. Đây là một trong các tác nhân dẫn đến sự lão hóa.

Nghiên cứu về chế độ ăn hạn chế ăn các loại thức ăn có lượng hydrocacnonate ( nên loại bỏ hoặc giảm lượng tinh bột và đường) cho rằng các bệnh nhân bị tiểu đường hay những người muốn giảm cân nên hạn chế tất cả các loại ngũ cốc.

Khiến mỡ máu tăng cao

Điểm mặt những tác hại không ngờ của bánh mỳ

Bánh mì được làm từ bột ngũ cốc đã xay nhuyễn. Vì ở dạng bột nên cơ thể rất nhanh chóng tiêu hóa và chuyển hóa thành đường glucose trong máu, tăng nguy cơ sản sinh ra hormone chất béo insulin. Bánh mì ngũ cốc thậm chí còn có chỉ số GI cao hơn (chỉ số Glycemic) so với hầu hết các thanh kẹo như Snickers.Khi lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng, nó cũng có thể hạ xuống quá nhanh khiến cơ thể rơi vào trạng thái đói. Nếu tiếp tục làm đầy dạ dày bằng bánh mì, chu trình này sẽ diễn ra liên tục dẫn tới tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát.

Gây mệt mỏi mãn tính

Mệt mỏi mãn tính đang trở thành "căn bệnh thế kỷ" và điều đáng ngạc nhiên, bánh mì được coi là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Bánh mì có chứa những chất như protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng của sự mệt mỏi liên tục và hiện tượng thừa cân. Các nhà khoa học đã từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, gây ảnh hưởng hoạt động bình thường của não bộ.

Chứa nhiều Gluten có hại

Điểm mặt những tác hại không ngờ của bánh mỳ

Lúa mì có chứa một lượng lớn các protein được gọi là gluten. Protein này có tính chất giống như keo (vì vậy tên gluten) chịu trách nhiệm về tính kết dính của bột.

Khi chúng ta ăn bánh mì có chứa gluten (lúa mì, lúa spenta, lúa mạch đen và lúa mạch), hệ thống miễn dịch trong đường tiêu hóa của chúng ta “tấn công" các loại protein gluten này

Thử nghiệm đối chứng ở những người bị bệnh có liên quan đến bụng thì kết quả cho thấy gluten sẽ phá hỏng lớp tường của đường tiêu hóa, từ đó sẽ gây ra tình trạng đau bụng, đầy hơi, và mệt mỏi.

Cách duy nhất để thực sự biết nếu bạn đang nhạy cảm gluten hay không là để loại bỏ gluten có trong chế độ ăn uống của bạn trong vòng 30 ngày và sau đó có thể sử dụng lại và xem nó ảnh hưởng như thế nào.

Làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác

Bánh mì không thể là nguồn thực phẩm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như rau quả tươi, trái cây, cá, trứng hoặc thịt. Không chỉ ít chất dinh dưỡng, bánh mì còn làm giảm sự hấp thu chất từ các thực phẩm khác. Các axit phytic có trong lúa mì sẽ khóa toàn bộ khoáng chất như sắt, kẽm, canxi không cho cơ thể hấp thụ vì khi axit phytic tác dụng với chúng sẽ tạo thành các phản ứng hóa học không tạo thành chất dinh dưỡng. Trong khi đó, gluten gây tổn thương niêm mạc ruột, khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng cũng không còn hiệu quả.

Huy Phong (NTD)