Khám phá xuân dược cung nữ mê hoặc vua chúa thời xưa

Triệu Phi Yến là một trong hai đại mỹ nhân lừng danh dưới triều đại nhà Hán (Trung Quốc). Nhưng để đạt đến tận cùng danh vọng và thỏa mãn nhục dục, sử sách Trung Quốc đến giờ vẫn nói về khả năng giữ chân đấng quân vương bằng xuân dược có một không hai của nàng.

cung nữ

Phi Yến da dẻ hồng hào, dáng đi uyển chuyển mềm mại như cành liễu lướt theo chiều gió khiến nhà vua Thành Đế nhìn theo như ngây dại (Ảnh minh họa)

Xuân dược mê hoặc vua

Theo những ghi chép của sử sách, để có làn da trắng nõn mềm mượt và tỏa ngát hương thơm, mỹ nhân họ Triệu thường nhét vào rốn một dạng thuốc viên có tên gọi “Hương cơ hoàn” (hay “Liễu đỗ niêm”) được pha chế theo công thức thần bí. Loại xuân dược này có thành phần chính là xạ hương, sâm Cao Ly, lộc nhung, nhục quế, phụ tử...
Khi nhét vào rốn, quả nhiên thuốc phát huy công dụng mạnh mẽ, khiến Triệu Phi Yến và em gái Hợp Đức luôn quyến rũ nhờ nước da nõn mượt và hừng hực sắc xuân. Nhưng nàng ta đâu ngờ, thần dược “Hương cơ hoàn” là con dao hai lưỡi.

Chất độc trong thuốc, đặc biệt là xạ hương (chúng được lấy từ túi xạ của loài hươu xạ, cầy hương, cầy giông...), có tác dụng giúp cho làn da trở nên sáng bóng, mịn màng nhưng lại vô cùng độc hại với phụ nữ đang mang thai, tích lâu ngày trong người sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Hậu quả nhãn tiền, Triệu Phi Yến vì muốn làm đẹp đã phải hy sinh đường con cái, để rồi suốt đời chỉ lo bày mưu tính kế giết hại phi tần, mỹ nữ đang mang long thai.

Triệu Phi Yến vốn nổi tiếng thiên hạ bởi sắc đẹp và vóc dáng mong manh, nhẹ nhàng tựa chim yến. Vẻ đẹp hao gầy khiến nàng có thể uyển chuyển như bay như lượn trong từng điệu múa, nên được gọi là Phi Yến. 

Dần dần, người đời quên mất tên thực của mỹ nhân họ Triệu (tức Triệu Nghi Chủ), mà chỉ quen nhắc nhớ tới nàng với mỹ danh Phi Yến. Vẻ mong manh gió thổi bay của Triệu Phi Yến vừa là con át chủ bài thu phục trái tim mềm yếu của hoàng đế nhà Hán, nhưng cũng là liều thuốc độc chặn đứng đường sinh nở của tuyệt sắc giai nhân.

cung nữ

 Tranh vẽ Triệu Phi Yến

Hán Thành Đế tuyệt tự vì xuân dược

Theo lý giải của lương y Phùng Tuấn Giang (Nhà thuốc Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường) thì: “Mỗi vị thuốc đều có tác dụng riêng của nó. Nhung hươu làm ấm tử cung, hưng phấn buồng trứng, tăng cường nội tiết tố và chức năng sinh lý của nữ. Sâm Cao Ly bổ khí, làm lưu thông khí huyết. Xạ hươu thông khướu và làm tăng hưng phấn cơ nhục. Chính tên bài thuốc là “hương cơ hoàn” đã nói lên tác dụng của nó và sự kết hợp của ba vị thuốc này có tác dụng rất tốt cho sinh lý của cả nam và nữ.

Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp phụ nữ làm đẹp da, đẹp cơ, tăng cường hương khí ấm tử cung, hưng phấn buồng trứng, trẻ hoá tế bào. Khi dùng bài thuốc này nếu biết cách thì cho dù dùng lâu dài cũng không ảnh hưởng gì cả. Cứ dùng 3 tháng lại nghỉ 3 tháng, dùng cách đoạn với liều vừa phải là tốt nhất”.

Tuy nhiên, thần dược “Hương cơ hoàn” lại chứa thành phần chính là xạ hương (chúng được lấy từ túi xạ của loài hươu xạ, cầy hương, cầy giông...), có tác dụng giúp cho làn da trở nên sáng bóng, mịn màng nhưng lại vô cùng độc hại với phụ nữ đang mang thai.

Xạ hương từng được biết đến trong những cuộc đấu đá của các phi tần Trung Quốc ngày xưa khi sử dụng để làm hại thai nhi của đối thủ. Cũng chính vì quá lạm dụng mà “Hương cơ hoàn” trở thành con dao hai lưỡi đối với chị em Triệu Phi Yến. Chất độc từ xạ hương, tích lâu ngày trong người sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của phụ nữ.

Hậu quả là chị em họ Triệu phải hy sinh đường con cái. 

Những việc làm ngông cuồng của hai mỹ nhân họ Triệu đều qua mắt hoàng đế Lưu Ngao một cách dễ dàng, bởi họ đã sở hữu thứ bùa mê mà đấng mày râu nào cũng khao khát là sắc đẹp và khả năng chăn gối.

Bản thân vị vua ham mê dục vọng Lưu Ngao cũng đã chết vì một thứ xuân dược khác do chị em Phi Yến điều chế. Loại xuân dược này có tên là “Xuân tuất giao”, một thứ đan dược luyện trong lửa đúng 100 ngày mới thành, sau đó cho thuốc vào lu nước lớn, nước sôi lên ùng ục, đổi nước mới, qua 10 ngày như vậy mới uống.

Công hiệu của loại xuân dược này được xem là như thần, giúp giao hoan không biết mệt. Theo sử sách ghi lại, một đêm, Triệu Hợp Đức uống say, ham muốn tình dục quá cao nên ép hoàng đế uống cả 10 viên một lúc để mạnh gấp 10 lần, không ngờ vua uống xong thì hôn mê, “tinh khí thoát ra ướt cả long sàng”, sau đó chết ngay không kịp trăng trối.

Sau khi Hán Thành đế băng hà, Vương thái hậu cùng triều thần nghị luận, khép Triệu Hợp Đức vào tội “thí quân” (giết vua), bắt phải tự sát. Sáu năm sau, Triệu Phi Yến cũng bị khép tội sát hại hoàng tử, bức phải tự sát. Từ đây, bài thuốc “Hương cơ hoàn” cũng bị thất truyền.

Theo Một thế giới