Lo ngại năng lực cạnh tranh thấp của doanh nghiệp Việt

Đại diện bộ Tài chính thừa nhận thách thức sau các FTA trong thời gian tới là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt vẫn ở mức thấp.

Năng lực cạnh tranh là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam

Thách thức năng lực cạnh tranh

Theo thông tin Ông Nguyễn Bá Toàn, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cho biết việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng đưa đến những thách thức lớn.

"Một trong những thách thức thời gian tới là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt vẫn ở mức thấp," ông Toàn nói.

"Quá trình hội nhập sâu rộng sẽ làm bộc lộ rõ hơn những điểm yếu cố hữu của nền kinh tế, thể hiện rõ nhất ở chất lượng tăng trưởng giảm sút,” ông Toàn nói thêm.

Bên cạnh năng lực cạnh tranh, quy mô doanh nghiệp nhỏ và gặp nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ... cũng khiến trong nước phải đối mặt với sức mạnh cạnh tranh về giá cả và chất lượng của hàng nhập khẩu.

Trước đến nay doanh nghiệp Việt vẫn đang hoạt động theo kiểu nhỏ lẻ, quẩn quanh trong nước, khi các FTA được ký kết một cánh cửa hội nhập được mở ra, với doanh nghiệp Việt mà nói thì đó là một sự bỡ ngỡ thậm chí là “choáng ngợp” bởi kinh tế quốc tế phát triển như vũ bão từ công nghệ đến tác phong dó đó đôi khi chưa sẵn sàng được một tâm thế vững vàng nhất.

"Bàn tay" của Bộ

Thời gian qua, để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia có hiệu quả vào quá trình hội nhập, Bộ Tài chính đã tích cực thực hiện một số giải pháp của ngành tài chính.

Các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam giúp các doanh nghiệp nắm bắt để chủ động thích ứng, chủ động thay đổi, tận dụng được các cơ hội cũng như nâng cao sức cạnh tranh, khắc phục các thách thức do FTA tạo ra.

Cùng đó, bộ tài chính cũng chủ động đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục về thuế và hải quan để giảm chi phí và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Ngoài ra bộ Tài chính đã triển khai điều chỉnh một số chính sách thuế nội địa phù hợp để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ví dụ như giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 22% theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Áp dụng các chính sách miễn thuế, ưu đãi thuế đối với các loại máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định cho các doanh nghiệp gia công, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Chính sách miến thuế, ưu đãi thuế theo vùng miền, lĩnh vực đầu tư và các ưu đãi khác.

Trong thời gian tới để doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước chủ động, tích cực trong việc khai thác hiệu quả của hội nhập cần tập trung một số vấn đề căn bản.

Tuy nhiên, bộ tài chính cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần chủ động, tích cực tìm hiểu thông tin các cam kết hội nhập, tập trung tìm hiểu các mặt hàng mà doanh nghiệp mình kinh doanh có lộ trình cắt giảm thuế như thế nào để có chiến lược điều chỉnh sản xuất, kinh doanh phù hợp tận dụng được các cơ hội cũng như sẵn sàng cho cạnh tranh.

Doanh nghiệp cũng cần xác định rõ lợi thế của mình, từ đó đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo Hoàng Hà (NĐT)