Lưu ý chẳng thừa khi ăn mận mùa hè

Mận đang vào vụ, tươi và rẻ. Tuy nhiên, bà nội trợ cần tỉnh táo để mua được mận ngon cũng như lưu ý đến sức khỏe của người thân khi ăn nhiều mận.

Lưu ý chẳng thừa khi ăn mận mùa hè

Mận Tam Hoa ở Lào Cai. (Ảnh: vov)

1. Phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc

Đang giữa mùa mận, ở khắp nơi đều thấy các tiểu thương bày bán mận với mức giá khá rẻ, kèm theo nỗi băn khoăn mua nhầm mận Trung Quốc thay vì mận Việt Nam.

Trái cây Trung Quốc du nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều, kéo theo nỗi lo lắng của người tiêu dùng về chất lượng. Thời gian vận chuyển dài với mặt hàng hoa quả khiến nhiều người mặc định những loại trái cây này đểu đã "ngậm" rất nhiều hóa chất nhằm giữ vẻ ngoài căng bóng, tươi mới.

Lưu ý chẳng thừa khi ăn mận mùa hè

  Mận Việt (hình dưới) quả nhỏ và có lớp phấn mờ bám trên bề mặt, cuống lá còn tươi xanh. Mận Trung Quốc quả lớn hơn, ít phấn. (Ảnh: yeutretho)

Một vào lưu ý dưới đây sẽ giúp bà nội trợ giảm bớt nỗi lo mua phải mận Trung Quốc, nhập nhằng chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ.

Về cảm quan - Mận miền Bắc quả nhỏ, màu tím đậm khi chín, trên bề mặt thấy rõ lớp phấn trắng. Mận Trung Quốc quả lớn hơn, màu tím nhật đến vàng mờ, quả bóng và ít phấn.

Mận Việt tươi sẽ rất chắc quả, cuống lá còn xanh. Mận Trung Quốc trơn láng nhưng ấn thấy mềm, cuống thâm hoặc đã rụng cuống do vận chuyển.

Lưu ý chẳng thừa khi ăn mận mùa hè

Những năm trước mận tím bầm cỡ lớn được nhập từ Trung Quốc nhưng gán mác mận Sapa được bán rất nhiều.

Về hương vị - Mận Việt Nam ăn giòn, vị chua thanh nhưng thời gian bảo quản dài, vị ngọt được đảm bảo. Mận Trung Quốc mềm hơn, vị ngọt rõ nhưng nhanh bị nhạt, nẫu ruột sau thời gian ngắn. Đặc biệt, mận Trung Quốc sẽ rất nhanh hỏng nếu bảo quản trong tủ lạnh.

2. Vì sao nên ăn mận? 

Mận chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, phòng tránh nguy cơ mắc các chứng bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vòm họng...

Chất chống oxy hóa trong mận gọi là "anththocyanins" (chủ yếu được tìm thấy trong trái cây màu đỏ) giúp ngăn ngừa các tế bào gây hại. Mận còn giúp giảm các tác hại do gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa, duy trì sự bóng khỏe của tóc cũng như sự dẻo dai cho cơ thể.

Dường như muốn nhắc nhở về "ý thức" đi mừng đám cưới, chú rể này đã có một cách làm rất khác biệt.

Lưu ý chẳng thừa khi ăn mận mùa hè

Mận chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng.

Mận cũng giàu vitamin C có vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể phát triển sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, mận còn giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt trong cơ thể vì hàm lượng vitamin C cao trong trái cây này. 

Mận chứa nhiều carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Thêm vào đó, trong hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali... có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

3. Đừng ăn mận khi nào?

Dù có nhiều công hiệu, các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều mận. Mận là loại quả có nhiều chất chua (acid) có khả năng phân giải Ca-P và chất protein trong cơ thể, nếu như các chất trên bị mất nhiều, có thể sinh bệnh.

Lưu ý chẳng thừa khi ăn mận mùa hè

  Mận có thể chế biến thành nhiều món ăn vặt khác nhau. (Ảnh: cooky)

Nười mắc các bệnh dạ dày không nên ăn nhiều mận cũng vì tính acid cao của loại quả này. Ăn quá nhiều mận sẽ cảm nhận diễn tiến tăng nặng của bệnh. 

Ngoài ra, vị chua còn làm thối rữa chân răng, đặc biệt răng tuổi nhi đồng, ăn mận nhiều dễ bị sâu răng.

Mận có tính nóng, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, nhất là đối với những người cơ địa có tính nhiệt.

Lưu ý chẳng thừa khi ăn mận mùa hè

 Không nên ăn nhiều mận để tránh bị nổi mụn, phát ban. (Ảnh: anvietnam.wordpress) 

Theo K.H