Nhà ai đun nước sôi để uống thì phải để ý những điều này

Rất nhiều gia đình vẫn có truyền thống đun nước sôi để uống hay pha trà chứ không dùng bình nước lọc như hiện nay. Vậy đun nước sôi cần lưu ý những điểm gì?

1. Mở nắp siêu khi nước sôi đến khoảng 80-90℃

Các nguồn nước sinh hoạt hàng ngày có nguy cơ bị ô nhiễm rất cao. Vì vậy khi nghe thấy tiếng nước reo, bạn nên mở nắp siêu để các chất độc hại theo hơi nước thoát ra ngoài. Chỉ nhờ cách đơn giản này mà chúng ta có thể loại bỏ được rất nhiều độc chất.

Nhà ai đun nước sôi để uống thì phải để ý những điều này

Nên mở nắp khi nước vừa sôi để thải độc chất ra ngoài.

2. Đợi nước sôi khoảng 3 phút rồi mới tắt bếp

Hiện nay các bình đun nước tự động có khả năng tự ngắt điện nên bạn không cần phải can thiệp. Nhưng nếu vẫn đun nước bằng bếp ga, bếp từ hay than củi... bạn nên chờ nước sôi khoảng 3 phút rồi hãy tắt bếp và đem đi sử dụng. Hành động này nhằm giúp các hợp chất độc hại trong nước có thời gian bốc hơi.

Hiện nay, tất cả nước máy đều được khử trùng bằng clo. Dư lượng các chất này trong nước sẽ tác dụng với nhau, có thể tạo thành chất gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là các hợp chất có chứa clo như chloroform. Một số chất hydrocarbon được tạo ra trong nước có khả năng bốc hơi, đun nước sôi một thời gian sẽ theo hơi nước thoát ra ngoài.

Lúc nước trong ấm sôi đến 90℃, mỗi một phút bay hơi 53 mg đến 191 mg. Còn chất chloroform CHCl3 cũng có khả năng bay hơi, trong quá trình đun sôi 3 phút lượng bay hơi từ 43.8 đến 177 mg. Đây được cho là những chất có trong danh sách chất độc gây ung thư.

Nhà ai đun nước sôi để uống thì phải để ý những điều này

Hãy mở nắp, để nước sôi khoảng 3 phút rồi tắt bếp.

3. Nước uống không nên đun nhiều lần, đun xong thì nên dùng ngay

Khi lấy nước đun uống, trước đó nên mở cho nước lưu trong vòi chảy hết rồi mới dùng để đun nước uống, tránh dùng nước bị ô nhiễm bởi rỉ đường ống, nước này có thể dùng để rửa và giặt giũ.

Nước chảy liên tục thì có sự thanh lọc tự làm sạch nhất định. Nước lưu trữ phát sinh nhiều chất cặn bã và có hàm lượng độc tố cao. Trong quá trình lưu trữ các hóa chất sẽ bị thủy phân, nếu nước không thường xuyên lưu thông thì các hóa chất trong nước có sự va chạm rất lớn và tạo thành các liên kết. Mọi người vẫn gọi nước loại này là nước đọng.

Loại nước này có chất lượng rất kém, nếu thường xuyên dùng thì sẽ tác động đến trao đổi chất của các tế bào, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển, thúc đẩy quá trình lão hóa.

Nhà ai đun nước sôi để uống thì phải để ý những điều này

Hãy để nước chảy cho ra hết nước đọng rồi mới lấy nước đun uống.

Một nghiên cứu trên nước giếng cho thấy, hàm lượng nitrit trong nước vừa lấy lên là 0,017 mg. Tuy nhiên để nước lưu trong vại 3 ngày thì phát hiện tăng lên đến 0,914 mg. Nước trong bình ban đầu không có hàm lượng nitrite và để lưu trong phòng ở nhiệt độ bình thường, sau 1 ngày thì hàm lượng chất này tăng 0,0004 mg, và sau 20 ngày thì cao tới 0,73 mg. Nitrite cũng là chất có khả năng gây ung thư.

Các chuyên gia cũng cho biết, nước đóng chai không nên sử dụng trong thời gian lâu, sẽ không tốt cho sức khỏe. Nước đun sôi để nguội nên dùng hết trong ngày, không dùng nhiều ngày. Nước còn dư trong ấm nên trút ra hết, không nên đun đi đun lại.

4. Người bị bệnh nên lưu ý khi uống nước

Nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt vì giúp lọc sạch cơ thể. Thật ra, quan niệm này không hẳn đúng, nhất là với bệnh tim hay bệnh thận. Ðối với một người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt nước ra ngoài, giữ sự cân bằng trong cơ thể.

Ngược lại, ở người đã có bệnh tim hay bệnh thận, 2 cơ quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể, gây triệu chứng khó thở, phù, thậm chí gây ra tình trạng "ngộ độc nước" - biểu hiện qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê. Nói chung, người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể, nghĩa là chỉ uống khi thấy khát. Người bệnh thận đôi khi phải uống thuốc lợi tiểu để cân bằng lượng nước vào và thải ra.

Nhà ai đun nước sôi để uống thì phải để ý những điều này

Người bị bệnh tim và bệnh thận chỉ nên uống nước vừa đủ.

Người bị bệnh gan nếu uống nhiều nước cũng gây nên hiện tượng cổ trướng. Cơ thể họ không hấp thụ được protein cần thiết, là nguyên nhân gây nên bệnh phù nề. Nếu như cơ thể xuất hiện hiện tượng tích nước, nên căn cứ thực tế của bệnh mà cân nhắc lượng nước uống hàng ngày. 

NTheo  Epoch Times/Bestie