Sốt ở trẻ và cách xử lý thông minh của cha mẹ

Sốt là hiện tượng do đáp ứng miễn dịch cơ thể chống lại những tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, vi rút… Tuy nhiên, sốt đối với các bé dưới 2 tháng tuổi là một dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm cần phải tư vấn bác sĩ.

Nhiệt độ bao nhiêu là sốt

Đo nhiệt độ ở hậu môn của bé là phương pháp chính xác nhất để xác định thân nhiệt của các bé dưới 2 tuổi. Nhiệt độ hậu môn 380C hoặc cao hơn là bé đang bị sốt.

Cha mẹ không đánh giá sốt hoặc theo dõi thân nhiệt của bé bằng cách dùng tay sờ vào trán của bé.


Đo nhiệt độ ở hậu môn của bé là phương pháp chính xác nhất để xác định thân nhiệt của các bé dưới 2 tuổi

Nhiệt độ bao nhiêu là cần lưu ý

Bé dưới 2 tháng tuổi: Nhiệt độ hậu môn 37,80C - 380 C dù bé không có biểu hiện bệnh thì cũng cần tư vấn bác sĩ ngay.

Bé từ 2-3 tháng tuổi: Sốt 380C kéo dài hơn 24 giờ.

Bé trên 3 tháng tuổi - 2 tuổi: Sốt 38,60 C cha mẹ nên theo dõi.

Từ 3 tháng tuổi - 6 tháng tuổi: Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên 6 tháng tuổi có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tuy nhiên, nếu bé bị sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc có bất kì một trong các dấu hiệu E (bên dưới) thì cần tư vấn bác sĩ ngay.


Nếu bé bị sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc có bất kì một trong các dấu hiệu E (bên dưới) thì cần tư vấn bác sĩ ngay

Những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt

• Dùng đúng liều theo chỉ định của bác sĩ và dược sĩ (vì liều lượng hạ sốt phải tương thích với trọng lượng của bé thì mới hiệu quả).

• Không dùng quá 5 liều/ ngày.

• Tốt nhất không cho bé dưới 4 tháng tuổi dùng bất cứ thuốc gì nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.

• Đừng đổi thuốc và loại thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ (Ví dụ: bác sĩ cho dùng loại siro thì đừng mua thuốc hạ sốt dạng dán hoặc bất cứ dạng nào khác để thay thế).

• Đừng cho bé uống thuốc hạ sốt liên tục. Thuốc hạ sốt phải dùng đúng liều và cần thời gian hạ nhiệt. Acetaminophen thì cần 4 giờ, Ibuprofen thì cần 6 giờ.

Những lưu ý khi lau mình hạ sốt cho bé

• Dùng thuốc hạ sốt trước, lau mình sau.

• Đắp trán bằng khăn mát, nhưng lau mình bé bằng khăn ấm.

• Lau không quá 3 lần trong 4-6 giờ.


Đắp trán bằng khăn mát, nhưng lau mình bé bằng khăn ấm

Chăm sóc dinh dưỡng khi bé bị sốt

• Cho bé bú mẹ thường xuyên để hạn chế sự mất nước khi sốt.

• Có thể cho bé uống từ 1-2 thìa nước sau mỗi cử bú (bé dưới 3 tháng tuồi). Bé từ 3-6 tháng tuổi có thể cho bé uống 2-3 thìa nước sau mỗi cử bú hoặc không quá 10ml nước cam pha loãng tỉ lệ 1:5 (không đường/ ngày). Lưu ý, bé bị tiêu chảy kèm với sốt thì không nên dùng nước cam pha loãng.

• Bé có thể bỏ ăn một vài bữa hoặc vài ngày do thay đổi vị giác, bé sẽ ăn lại khi bé hạ sốt, đừng quá lo lắng.

Những dấu hiệu quan trọng khác (E)

Bé có một trong những dấu hiệu này đi cùng với sốt thì cần tư vấn bác sĩ ngay:

• Bé rất mệt mỏi

• Ngủ li bì

• Bé không hoạt động nhiều

• Ói hoặc tiêu chảy

• Môi khô

• Bỏ bú hoặc bỏ ăn

• Nổi mẫn đỏ hoặc nổi mụn nước

• Khóc to , giọng cao

• Gặp các vấn đề kho khăn trong hô hấp

• Cổ sưng, thóp phồng.

Bài viết này sẽ giúp cha mẹ bổ sung thêm kiến thức y khoa cần thiết để bình tĩnh xử lý khi bé yêu bị sốt và có thể chăm sóc bé một cách khoa học, giúp bé có thể vượt qua cơn sốt một cách nhẹ nhàng nhất.

Theo nguồn: Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn (Worcester, Worcestershire)

Xuân Anh Lê