Bất ngờ: "Thủ phủ" hàng xách tay tại Hà Nội trở về "quỹ đạo" vốn có

Sau hai tháng đóng cửa để “vừa lòng” lực lượng quản lý thị trường, đến thời điểm hiện tại, “thủ phủ” hàng xách tay nằm trên phố Nguyễn Sơn (Long Biên, Hà Nội) lại trở về quỹ đạo vốn có như đúng tên gọi.

Phố Nguyễn Sơn những ngày cuối năm trở nên nhộn nhịp người ra vào. Việc kinh doanh tại đây tuy không còn quá ầm ĩ như trước nhưng các cửa hàng cơ bản đã mở cửa để giao thương.

Điều dễ nhận thấy nhất là phần lớn các biển hiệu có chữ “hàng xách tay” trước đây đều bị thay thế hoặc gỡ bỏ. Nhiều cửa hàng thậm chí không treo lại biển.

Bất ngờ:

Sau một thời gian đóng cửa, hạ biển, "thủ phủ" hàng xách tay trên phố Nguyễn Sơn đã hoạt động trở lại. Ảnh: Nhật Tân

Ở nơi này, đặc biệt tập trung trong con ngõ 158 là dày đặc các cửa hàng có cách bài trí và quy mô như những siêu thị mini, diện tích mặt sàn có cái lên tới hàng trăm mét vuông, bày bán đủ chủng loại như: Mỹ phẩm, sữa tắm, socola, quần áo, bàn chải đánh răng, đũa, nồi, xoong chảo, bia, rượu ngoại, thuốc lá, kính mắt, dao, đũa…

Do được tiếng là hàng xách tay, nên giá thành các mặt hàng đều không rẻ nếu so với hàng phổ thông nhưng lại mềm hơn so với hàng nhập khẩu chính ngạch.

Đặc biệt, các sản phẩm như nước hoa, thuốc lá, rượu… vốn bị đánh thuế cao lại nhiều hàng giả nên trong vỏ bọc hàng xách tay vẫn luôn được săn đón dù giá bán nhiều khi chỉ thấp hơn một chút so với thị trường.

 Các mặt hàng xách tay được bày bán rất nhiều trong các cửa hàng.

Các mặt hàng xách tay được bày bán rất nhiều trong các cửa hàng.

2 tháng trước, khi báo chí phản ánh về những bất cập trong việc buôn bán hàng xách tay tại phố Nguyễn Sơn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp làm rõ thông tin và báo cáo kết quả trước ngày 1/12.

Tuy nhiên, sau một thời gian đóng cửa, hạ biển để "vừa lòng" lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội, hoạt động buôn bán tại đây đã nhộn nhịp trở lại.

 Các mặt hàng xách tay được bày bán rất nhiều trong các cửa hàng.

Nổi bật là mỹ phẩm với quảng cáo hàng xách tay từ Nhật Bản, Hàn Quốc... mang về

Trong vai người mua hàng, khi bước chân vào cửa hàng có tên Huyền Cò, đập vào mắt chúng tôi vẫn là sự đa dạng của các loại hàng hóa với nguồn gốc xuất xứ nước ngoài.

Tại đây, các loại sản phẩm thuộc nhóm mỹ phẩm, rượu, đồ gia dụng… được bày bán nhiều nhất. Chủ cửa hàng vẫn đon đả mời chào và vẫn không chút ngại ngần khẳng định đây toàn là hàng xách tay từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc… muốn bao nhiêu cũng có.

 Bà chủ cửa hàng Huyền Cò khẳng định muốn đặt hàng xách tay số lượng bao nhiêu cũng có.

Bà chủ cửa hàng Huyền Cò khẳng định muốn đặt hàng xách tay số lượng bao nhiêu cũng có.

Khi PV đặt vấn đề hỏi mua một lọ sữa rửa mặt có tên Perfect Whip, nhân viên bán hàng lập tức khẳng định sản phẩm đó là hàng xách tay của Nhật. “Cái này là hàng xách tay Nhật, ở đây đều là hàng xách tay hết chứ mình làm gì có”, nhân viên này đáp.

Tương tự, khi PV tìm tới của hàng có tên Khánh Phương trong ngõ 158 Nguyễn Sơn, đây cũng là cửa hàng chuyên về các mặt hàng mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Tại đây, nam nhân viên liên tục khẳng định cửa hàng mình chỉ bán buôn các loại hàng xách tay từ đủ các nước như Hàn Quốc, Đức, Pháp, Nhật, Ý… chứ rất ít khi bán lẻ.

Về chất lượng của các loại sản phẩm đang bày bán, nam nhân viên này quảng cáo: “Ở đây toàn là hàng xách tay nên rất chuẩn và đảm bảo, hàng chất lượng thì giá mới cao”.

 Nhân viên ở cửa hàng Khánh Phương giới thiệu một số mặt hàng xách tay bày bán ở đây.

Nhân viên ở cửa hàng Khánh Phương giới thiệu một số mặt hàng xách tay bày bán ở đây.

Trong cửa Khánh Phương, hàng loạt các loại hàng hóa như hàng thời trang, mỹ phẩm, đồ trang điểm, thực phẩm chức năng… công khai bày trong tủ kính, để trên kệ, treo trên tường, ken dày giữa các lối đi… Quy mô của cửa hàng không kém cạnh những hộ kinh doanh khác trong ngõ.

Nhóm PV tiếp tục chọn một cửa hàng đã được gỡ biển ở ngõ 158 Nguyễn Sơn để mục sở thị các hoạt động mua bán. Điều đầu tiên đập vào mắt PV là những vết tích nham nhở khi chủ cửa hàng gỡ vội dòng chữ “hàng xách tay” cỡ lớn gắn trên tấm bảng trước cửa hiệu.

Phía bên trong cửa hàng, cũng giống như các hộ kinh doanh cùng phố, vẫn chẳng có nhiều khác biệt so với trước thời điểm Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

 Các loại kem đưỡng da được bày bán tại cửa hàng Minh Hạnh số 18.

Các loại kem đưỡng da được bày bán tại cửa hàng Minh Hạnh số 18.

Một người phụ nữ trung niên đon đả chào mời chúng tôi cho biết, cửa hàng mới mở trở lại sau những biến cố. Chủ cửa hàng vui vẻ kể, việc đóng cửa hàng trong vòng một tháng không ảnh hưởng gì tới hoạt động buôn bán của cửa hàng mình.

“Đóng cửa ban ngày thôi, bọn chị vẫn đóng hàng bình thường. Khi có khách gọi là bọn chị lại vào trong đóng hàng, tối thì chuyển đi”, chủ cửa hàng bộc bạch.

 Những tấm biển quảng cáo hàng xách tay đã được hạ xuống. Bên trong, hoạt động buôn bán vẫn diễn ra bình thường.

Những tấm biển quảng cáo "hàng xách tay" đã được hạ xuống. Bên trong, hoạt động buôn bán vẫn diễn ra bình thường.

Về tấm biển gỡ vội vẫn còn in rõ những dấu vết mà bất kỳ ai cũng nhận ra đó là dòng chữ “hàng xách tay” trước cửa hàng, bà này nói khẽ: “Quản lý thị trường không cho để, chỉ cho để là hàng tạp hóa thôi, không cho để từ “xách tay” các thứ...”.

Đồng thời với đó, người phụ nữ cũng chia sẻ rằng đã phải chịu một khoản tiền không nhỏ gọi là tiền “luật” để được tiếp tục buôn bán (?).

 Theo các chuyên gia kinh tế, do hàng xách tay mang trực tiếp từ nước ngoài về nên thường không có giấy tờ xuất xứ và cũng khó kiểm chứng chất lượng.

Theo các chuyên gia kinh tế, do hàng xách tay mang trực tiếp từ nước ngoài về nên thường không có giấy tờ xuất xứ và cũng khó kiểm chứng chất lượng.

Theo tiết lộ, sau khi bị hạ biển, đóng cửa hàng loạt vào đầu tháng 11/2017, các cửa hàng tại phố Nguyễn Sơn đã tích cực đi mua gom các hóa đơn bán lẻ trên thị trường hoặc cho các sản phẩm chính hãng gửi hàng vào cơ sở của mình.

Mục đích của việc này, được giải thích là để có đủ lượng hóa đơn để “đính” vào các sản phẩm hàng xách tay nhằm hợp thức hóa nguồn gốc, trong trường hợp bị cơ quan chức năng “sờ gáy”.

Hàng xách tay là hàng lậu

Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội - thì hàng xách tay chính là hàng lậu và đang thao túng thị trường. Ông đơn cử, một lọ tăm ở siêu thị cũng phải chịu thuế VAT, trong khi hàng xách tay lớn hay nhỏ đều không phải chịu thuế và không ai có thể bảo đảm chất lượng của loại hàng hóa này, nhất là thực phẩm, thuốc chữa bệnh, sữa…

Sau thời gian kinh doanh tự phát, thăm dò, thị trường hàng xách tay đang có xu hướng bùng nổ. Sở dĩ hàng xách tay có đất sống là vì tâm lý chuộng hàng ngoại, giá lại rẻ so với chính hãng.

Theo GiaDinh