Dạy con kỹ năng tự cứu mình khi bị bắt cóc

Trẻ em bị bắt cóc là nỗi sợ hãi dường như chưa bao giờ dừng lại đối với các bậc cha mẹ. Để bảo vệ con mình tránh khỏi tệ nạn bắt cóc, ba mẹ nên trang bị cho trẻ kỹ năng và cách ứng phó kịp thời trước những kẻ lạ có ý đồ xấu.

day-con-ky-nang-tu-cuu-minh-khi-bi-bat-coc

Bắt cóc trẻ em đang trở thành vấn nạn vô cùng đáng lo ngại với các bậc cha mẹ. Đáng báo động, số vụ bắt cóc trẻ em ngày càng gia tăng với thủ đoạn vô cùng tinh vi và khó lường. Vì thế, hơn bao giờ hết, những bậc phụ huynh cần chú ý hơn đến việc trang bị cho trẻ những kỹ năng tự vệ để có thể ứng phó trước những tình huống nguy hiểm. Dưới đây là những kỹ năng mà chuyên gia khuyên bố mẹ nên áp dụng để dạy con tự cứu mình khi bị kẻ xấu bắt cóc:

Không được đi theo người lạ

Giải thích cho con biết rằng người lạ là những người con chưa bao giờ gặp mặt. Nói "không" với họ như không nhận quà, không nhận lời đi chơi chung,... là những điều mà trẻ phải nhớ. Nên giải thích với trẻ rằng việc nhận quà từ những người lạ mà không có cha mẹ bên cạnh như vậy là rất nguy hiểm và cần tránh xa những người luôn đi kè kè theo mình.

day-con-ky-nang-tu-cuu-minh-khi-bi-bat-coc

Không tiết lộ tên của trẻ

Cha mẹ không nên ghi tên trẻ nhỏ vào đồ dùng cá nhân như cặp sách, giày dép hay hộp cơm…. Việc này sẽ khiến người lạ dễ dàng tiếp cận được thông tin cá nhân của bé. Theo các nghiên cứu, người lạ sẽ dễ dàng chiếm được sự tin tưởng của trẻ khi trò chuyện mà gọi tên của chúng, song điều này có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Do vậy, bạn nên viết số điện thoại của gia đình đề phòng trường hợp đồ đạc bị thất lạc hoặc khi con em bạn đi lạc.

Dạy con kỹ năng tự cứu mình khi bị bắt cóc

Ảnh: Brightside

Dạy con không đăng hình ảnh và thông tin cá nhân lên mạng

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bạn nên dạy trẻ cách bảo mật thông tin, không nên đăng quá nhiều hình ảnh cá nhân, thông tin lên mạng. Cụ thể, không tiết lộ địa chỉ nhà, số điện thoại nên profile Facebook. Đây là một việc làm mạo hiểm, bởi có thể khiến cho những người lạ mặt biết được chính xác địa chỉ từ đó lên kế hoạch tiếp cận và có thể gây nguy hiểm cho bản thân.

Không mở cửa cho người lạ

Cha mẹ hiện nay đều rất bận rộn về công việc không thể lúc nào cũng có thời gian ở nhà chăm sóc con cái, vì vậy có rất nhiều lúc trẻ phải ở nhà một mình. Và đây chính là cơ hội của những tên bắt cóc thực hiện hành vi tội ác của mình. Cha mẹ nên dạy trẻ em tuyệt đối không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mình, hãy trang bị mắt thần ở cửa để trẻ em có thể quan sát được ra bên ngoài nếu có ai bấm chuông.

day-con-ky-nang-tu-cuu-minh-khi-bi-bat-coc

Ảnh: Brightside

Không làm theo những lời đề nghị của người lạ

Trẻ em cần biết rằng mình không nên làm theo đề nghị hay bất kì lời nói nào của người lạ mà mình không quen biết. Nó sẽ làm trẻ bị mất tập trung và tạo điều kiện hoàn hảo cho những nghi phạm thực hiện hành vi xấu.

Hét lên "Cháu không biết người này"

Cha mẹ cần luôn căn dặn trẻ rằng khi bị người lạ túm lấy, trẻ có thể cư xử “mạnh mẽ” hơn ngày thường như cắn, đá, cào, cấu và phải gây chú ý với mọi người xung quanh bằng bất cứ giá nào. Ngoài ra, con bạn nên tiếp tục la lớn: "Cháu không quen người này! Ông/Bà ấy đang bắt cóc cháu", nhằm kêu gọi sự trợ giúp.

day-con-ky-nang-tu-cuu-minh-khi-bi-bat-coc

Ảnh: Brightside

Thiết lập "mật khẩu gia đình" 

Lợi dụng lòng tin của trẻ, kẻ xấu thường tự nhận là người quen của bố mẹ. Các vị phụ huynh nên dạy trẻ các câu hỏi: “Tên bố mẹ cháu là gì, mật khẩu gia đình cháu là gì?", để đáp lại những lời "mời gọi" như: "Đi thôi. Cô/chú sẽ đưa cháu tới chỗ bố mẹ". Hãy thiết lập một mật khẩu chung của gia đình và dạy trẻ sử dụng mật mã trong tình huống khẩn cấp (chẳng hạn khi bạn cần ai đón con ở trường, người đó cần phải biết câu mật mã của gia đình). Chúng tôi khuyên bạn nên đặt một mật khẩu khó đoán và dễ nhớ với trẻ, ví dụ như “quả cam chín”.

day-con-ky-nang-tu-cuu-minh-khi-bi-bat-coc

Phản ứng mãnh liệt

Lớp học đã dạy các bé rất nhiều kỹ năng khác nhau trong trường hợp bị kẻ bắt cóc tấn công. Đầu tiên, các bé được học cách la lớn đồng thời giãy giụa quyết liệt khi bị kẻ bắt cóc lôi đi. Vì thế, bố mẹ cũng nên dạy con phải la lên hết sức và chống cự bằng mọi cách.  

Tấn công bằng mọi cách có thể

Hãy hướng dẫn trẻ dùng tay hoặc chân tấn công vào kẻ bắt cóc mọi lúc có thể. Vì khi bắt cóc trẻ em, kẻ xấu sẽ thường phải dùng hai tay bế trẻ đưa đi nên bố mẹ hãy dạy trẻ lợi dụng lúc này để tấn công, có thể là vào chân, đầu gối hay vùng nhạy cảm của kẻ lạ. Cắn cũng là một trong những cách để trẻ tấn công kẻ bắt cóc.

Nằm ra sàn

Một kỹ năng nữa cần trang bị cho trẻ đó chính là cố gắng nằm ra sàn vài dùng chân đạp liên tiếp vào mặt kẻ bắt cóc. Kỹ năng này không chỉ có thể giúp trẻ kéo dài thời gian hơn mà còn tăng cơ hội có thể vùng lên chạy thoát.

 

Bình tĩnh xử lí khi bị lạc

Hãy dạy cho con cách xử lí khi bị lạc, nếu con thấy mình lạc mất bố mẹ thì cần chạy ngay vào các khu vực có bảo vệ như siêu thị mini, các cửa hàng lớn… và tìm cách liên lạc về cho bố mẹ, vì không phải lúc nào cũng có thể thấy được công an, nên hướng dẫn bé vào các khu vực công cộng có bảo vệ và quản lí sẽ linh động hơn. Bạn hoàn toàn có thể dạy con, chỉ cho con những người mặc đồng phục bảo vệ, quản lí… khi đi siêu thị, các cửa hàng… để bé biết được đặc điểm nhận dạng của những người an toàn, có thể hỗ trợ khi con đi lạc.

Mặc dù các ông bố bà mẹ rất lo lắng cho con, nhưng không thể nào bên cạnh từng giờ suốt được. Vì thế phụ huynh nên chỉ dẫn cho bé những kĩ năng cần thiết nhất càng sớm càng tốt, để bé có thể tự bảo vệ bản thân mình trước kẻ xấu. Hy vọng những thông tin đây sẽ hữu ích cho bạn.

Theo Bestie