Nghệ thuật giữ khoảng cách trong các mối quan hệ ai cũng nên học hỏi

Tại sao chúng ta hay xảy ra hiện tượng xa thì nhớ gần nhau thì xung đột? Tại sao trong tình yêu người ta hay cả thèm chóng chán? Tại sao có những người dù cố gắng nhún nhường vẫn không duy trì được mối quan hệ lâu dài?...

Nghệ thuật giữ khoảng cách trong các mối quan hệ ai cũng nên học hỏi

Đó là một trong hàng tá các câu hỏi mà ai ai cũng thắc mắc. Tại sao có những người không thể nào duy trì được mối quan hệ lâu bền? Tại sao trong tình yêu lại luôn xảy ra tình trạng nóng lạnh thất thường, cả thèm chóng chán? Và thậm chí, tại sao ngay cả những người thân yêu nhất đôi lúc vẫn gây ra sự khó chịu cho nhau?...

Dĩ nhiên, lý do thì có rất nhiều, chẳng hạn như bất đồng quan điểm, tư tưởng, giá trị, xung đột lợi ích, biến cố bất ngờ… Tuy nhiên, có một hiệu ứng tâm lý lý giải các trường hợp trên mà người ta thường gọi là "hiệu ứng con nhím".

Nghệ thuật giữ khoảng cách trong các mối quan hệ ai cũng nên học hỏi

Từ khóa trong "hiệu ứng con nhím" chính là khoảng cách. Con người ta cũng như vậy, ai cũng phải có gia đình, người thân, đồng nghiệp, bạn bè. Chúng ta không thể sống cô đơn một mình. Vì thế chúng ta cần phải có nhau, để nhận “hơi ấm” của nhau. Thế nhưng, con người không ai hoàn hảo. Ai cũng có những điểm tốt, thế mạnh và ngược lại là những điểm yếu, những điểm chưa hoàn thiện.

Và vô tình, những điều này giống như những “sợi lông sắc nhọn”. Khi con người ta quá gần nhau, vô tình chính những điểm chưa tốt của nhau làm cho chúng ta khó chịu với nhau, từ đó có rất nhiều xung đột, mâu thuẫn không cần thiết xảy ra.

Nghệ thuật giữ khoảng cách trong các mối quan hệ ai cũng nên học hỏi

"Hiệu ứng con nhím" này thực ra là một hiện tượng tự nhiên và là một quy luật cuộc sống chứ không phải là một trường hợp đặc biệt. Đó chính là sự duy trì khoảng cách hợp lý trong bất kỳ mối quan hệ nào. Trong mối quan hệ đồng nghiệp, có bao giờ bạn thấy giữa lãnh đạo, quản lý và nhân viên xảy ra tình trạng, thân quá thì khó nghiêm, xa quá thì khó phục. Điều này là đương nhiên. Thân nhau quá thì dễ chấp nhận nhau, dễ cả nể và ngại thẳng thắn. Xa nhau quá thì lại thiếu thân thiết để hiểu nhau. Không hiểu nhau, không kết nối với nhau thì đơn giản chỉ là có quyền lực cứng, tức quyền lực dựa trên chức vụ, chứ không có tầm ảnh hưởng thực sự.

Cho nên, làm lãnh đạo quản lý giỏi thực sự không dễ. Phải đủ gần để hiểu, cảm thông để nhân viên có tình cảm, yêu quý mình. Nhưng phải đủ khoảng cách để có thể thẳng thắn, nghiêm túc khi cần thiết. Và hơn hết là không để cho những xung đột không cần thiết xảy ra.

Nghệ thuật giữ khoảng cách trong các mối quan hệ ai cũng nên học hỏi

Thế nên, nếu muốn giảm thiểu rất nhiều xung đột xảy ra không cần thiết, chúng ta bắt buộc phải học loài nhím, đó là chấp nhận những “cái gai nhọn” của nhau và giữ khoảng cách cho mình trong các mối quan hệ.

Cuộc đời này hay là bởi vì không ai hoàn hảo, nhân vô thập toàn. Cách chúng ta cần làm là duy trì một khoảng cách vừa đủ. Một sự quan tâm vừa đủ. Và cả những sự thẳng thắn vừa đủ. Tập trung quá nhiều vào điểm không tốt cũng không được. Nhưng quan tâm quá nhiều cũng không tốt. Điều cần thiết là sự cân bằng.

Trong một mối quan hệ, nếu thiếu sự quan tâm, bạn cần tìm cách để kết nối, gặp gỡ. Với mối quan hệ gặp nhau nhiều quá, hãy cho nhau những khoảng thời gian không có nhau, để mỗi người có những khoảng riêng dành cho mình.

Sau tất cả, bạn cần nhớ rằng, nếu chúng ta là những con nhím, chúng ta không thể thay đổi những sợi lông như những cái gai sắc nhọn của nhau. Chúng ta chỉ có thể học cách chấp nhận nhau, giữ một khoảng cách vừa đủ gần để nhận được "hơi ấm" từ nhau và đủ xa để không bị những thói xấu vô tình làm "đau" nhau!

Ảnh: Internet

Theo Bestie