Vì sao số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam không tăng theo quy luật của thế giới

Từ mốc 100 ca đến 1.000 ca, thời gian trung bình trên thế giới là khoảng từ 7 đến 9 ngày. Riêng Nhật Bản là khoảng 28 ngày. Tại Việt Nam, kể từ mốc 100 thì sau 7 ngày có 171 ca, sau 9 ngày có 203 ca.

Thông tin từ cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, điều rất mừng là mặc dù tỷ lệ tử vong của bệnh nhân COVID-19 trên thế giới đang gia tăng nhưng đến nay Việt Nam chưa có trường hợp nào tử vong, số ca mắc mới cũng tăng chậm hơn rất nhiều.

Đến nay, Việt Nam là một trong top hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ ở trong khoảng trên 200 ca mắc COVID-19 và Việt Nam chưa có trường hợp nào tử vong.

Ban Chỉ đạo nhận định, đến nay số ca nhiễm ở Việt Nam không tăng theo quy luật của thế giới, bởi chúng ta có những giải pháp phòng chống dịch hiệu quả cao nhờ sự chủ động, kịp thời.

vi-sao-so-ca-nhiem-covid-19-o-viet-nam-khong-tang-theo-quy-luat-cua-the-gioi

Số ca nhiễm COVID-19 mới ở Việt Nam tăng chậm hơn rất nhiều so với trung bình của nhiều nước trên thế giới

Trong giai đoạn đầu, Việt Nam đã ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 22/1, tới ngày 11/2, có 16 ca và toàn bộ 16 ca này đã được chữa khỏi.

Sang giai đoạn 2, từ ngày 6/3 (thời điểm xuất hiện ca thứ 17) đến nay chúng ta mới chỉ có tổng hơn 200 người nhiễm COVID-19 (cả hai giai đoạn). "Do đó, trong thời gian tới cả hệ thống cần tiếp tục tập trung thực hiện thật tốt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo để triển khai phòng, chống dịch hiệu quả", Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết thêm.

"Đội ngũ thầy thuốc của chúng ta cũng đang ngày đêm tìm tòi, thử nghiệm với tinh thần tất cả vì sức khỏe người bệnh, kết hợp kinh nghiệm từ các đồng nghiệp quốc tế và sự sáng tạo của Việt Nam để có các phương án điều trị tốt nhất cho từng ca bệnh".

(Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn)

Bước sang giai đoạn 2, tính từ ngày 6/3 khi phát hiện ca bệnh thứ 17. Tới ngày 19/3 cả nước đã có 100 ca nhiễm. Như vậy thời gian từ 1 lên 100 ca của Việt Nam là 57 ngày dài hơn so với mức trung bình trên thế giới là 30 ngày. Nếu trừ đi 16 ca giai đoạn 1 thì ngày 21/3/2020, Việt Nam có 100 ca nhiễm bệnh mới.

Từ mốc 100 ca đến 1.000 ca, thời gian trung bình trên thế giới là khoảng từ 7 đến 9 ngày. Riêng Nhật Bản là khoảng 28 ngày. Tại Việt Nam, kể từ mốc 100 thì sau 7 ngày có 171 ca, sau 9 ngày có 203 ca. Như vậy, tình hình số ca nhiễm ở Việt Nam tăng chậm hơn rất nhiều vì Việt Nam thực hiện các giải pháp chủ động, kịp thời, sớm và và hiệu quả.

Tới sáng 2/4, Việt Nam còn 159 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại 23 cơ sở y tế từ tuyến huyện tới Trung ương. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang là nơi có nhiều bệnh nhân nhất với gần 80 ca. Đã có 54 người âm tính lần 1, 43 người âm tính lần 2. Nhiều người đã âm tính 2 lần nhưng do còn mắc một số bệnh lý nền nên tiếp tục được điều trị. 4 nhân viên y tế mắc COVID-19 đều có tiến triển tốt.

Về chuẩn bị phương án điều trị trong tình huống dịch lan rộng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông tin, hệ thống y tế của Việt Nam khác với các nước, là có trạm y tế xã, bệnh viện huyện, tỉnh, Trung ương. Theo đó, mọi bệnh nhân COVID-19 đều được chăm sóc y tế.

Nếu dịch lan rộng tại một địa phương, ngành Y tế đã sẵn sàng điều động các nguồn lực lượng ở địa phương khác để tập trung dập dịch theo nguyên tắc "4 tại chỗ". 

Về vấn đề điều trị Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện nay cả thế giới chưa có thuốc đặc trị, phác đồ điều trị chuẩn. Đội ngũ thầy thuốc của chúng ta cũng đang ngày đêm tìm tòi, thử nghiệm với tinh thần tất cả vì sức khỏe người bệnh, kết hợp kinh nghiệm từ các đồng nghiệp quốc tế và sự sáng tạo của Việt Nam để có các phương án điều trị tốt nhất cho từng ca bệnh. 

Tới sáng 2/4, tình hình 4 bệnh nhân nặng đang tiến triển tích cực, cải thiện hơn, 3/4 ca nặng đã hết thở máy, ca còn lại đang chuẩn bị cai ECMO (tim phổi nhân tạo).

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, cần thực hiện nghiêm nguyên tắc bệnh nhân ở tuyến nào, điều trị ở tuyến đó. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã tính toán phương án giảm tải cho đô thị lớn; chuẩn bị các nguồn lực ứng phó với dịch bệnh trong trường hợp bệnh nhân tăng đột biến.

Theo GiaDinh

------------

Xem thêm:

+TP.HCM lên phương án đưa hàng nghìn người cách ly về gia đình cùng lúc

+TP.HCM lên phương án đưa hàng nghìn người cách ly về gia đình cùng lúc

+Trung Quốc thu thập kháng thể ‘siêu hiệu quả’ sắp ngăn ngừa hoàn toàn Covid-19