11 điểm bán nông sản an toàn tại TP.HCM, có đủ cho người tiêu dùng

Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã công bố thêm 15 cơ sở được xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) theo chuỗi, nâng tổng số địa chỉ cung cấp nông sản lên con số 84. Tuy nhiên, tại khu vực TPHCM vẫn không có gì thay đổi.

11 điểm bán nông sản an toàn tại TP.HCM, có đủ cho người tiêu dùng?

Đây là một trong những hoạt động trọng tâm triển khai kế hoạch hành động năm cao điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2016. Trong danh sách bổ sung lần này, cụ thể tại Nam Định có thêm 7 cơ sở, Thanh Hóa triển khai 7 điểm và Hòa Bình chỉ có 1 điểm.

Trước đó, Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết: “Việc công bố 69 địa chỉ bán nông lâm thủy sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi mới chỉ là bước truyền thông ban đầu trong chiến dịch an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bộ mong muốn thông qua chương trình này, sẽ từng bước tạo niềm tin cho người tiêu dùng về sản phẩm nông sản an toàn, từ đó thúc đấy việc sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn".

Bộ mong muốn thông qua chương trình này, sẽ từng bước tạo niềm tin cho người tiêu dùng về sản phẩm nông sản an toàn, từ đó thúc đấy việc sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn"“Việc công bố 69 địa chỉ bán nông lâm thủy sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi mới chỉ là bước truyền thông ban đầu trong chiến dịch an toàn vệ sinh thực phẩm

Điểm lại 84 địa chỉ được công bố, tại 2 thành phố lớn của đất nước có gần 95 triệu dân (theo thống kê dân số thế giới tính đến ngày 28/2/2016, dân số Việt Nam có 94,104,871 người) là Hà Nội có 7 điểm bán thực phẩm được chứng nhận ATTP theo chuỗi, TP.HCM có 11 điểm. Như vậy, người tiêu dùng tại TP.HCM có được đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong an toàn thực phẩm?

Trong điều kiện bất ổn về vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay, người tiêu dùng rất cần những chương trình hành động về vệ sinh ATTP trong nông nghiệp mang tính cấp thiết, triển khai công tác quản lý thị trường tiêu dùng chặt chẽ từ các bộ, ngành liên quan.

Thói quen tiêu dùng của người dân được khuyến cáo cần bỏ tính tiện đâu mua đấy, tẩy chay thực phẩm bẩn… Tuy nhiên, phần lớn người dân tại TP.HCM là người nhập cư, có thu nhập trung bình thấp như công nhân, tầng lớp bình dân, họ vẫn thích mua hàng ở những chợ hay những nơi bán giá rẻ phù hợp với kinh tế.

Trong tương lai, khu vực TP.HCM cần được triển khai hơn nữa các cơ sở ATTP theo chuỗi, phân bố đều ở các địa bàn để đáp ứng nhu cầu cho người dân. Chất lượng đời sống được đảm bảo là điều kiện đủ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho thành phố.

Theo Thanh Vy