9 thứ tuyệt đối không được đổ vào bồn rửa, bồn cầu nhưng nhiều người vẫn vô tư đổ xuống hằng ngày

Chỉ bằng vài thói quen hằng ngày bạn đã góp phần làm cho ống cống nhà mình tắc nghẽn.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hiếm khi suy nghĩ thêm sau khi đã đổ một thứ gì đó xuống bồn rửa hoặc bồn vệ sinh. Vậy bạn có bao giờ từng thắc mắc tại sao bồn rửa cứ hay bị tắc không? Nguyên nhân chính là do thói quen và sự "vô tư" quá mức của chúng ta.

Trên thực tế, có rất nhiều thứ chúng ta đổ xuống cống có thể gây ra sự cố trong đường ống hộ gia đình, hệ thống tự hoại hoặc thậm chí ảnh hưởng cả đến hệ thống xử lý nước thải của khu vực.

Dưới đây là danh sách 9 thứ phổ biến nhất bạn rất không nên xả xuống cống. Hãy thay đổi thói quen và bỏ chúng vào thùng rác.

1. Dầu ăn

9-thu-tuyet-doi-khong-duoc-do-vao-bon-rua-bon-cau-nhung-nhieu-nguoi-van-vo-tu-do-xuong-hang-ngay

Hẳn bạn từng nhiều lần tốn tiền bạc, thời gian để sửa chữa cho bồn rửa ở nhà khỏi tình trạng tắc nghẽn. Nhưng không lâu sau, chúng lại bị tắc. Bạn có bao giờ hỏi vì sao không? Thật ra, không khó để bạn tự trả lời câu hỏi này bởi mọi chuyện đều do bạn. Do thói quen và đôi khi do lười biếng, chính bạn là người đã làm bồn rửa ở nhà bị nghẹt bằng việc đổ dầu ăn đã qua sử dụng xuống bồn rửa bát.

Bạn cần biết rằng dầu ăn đã qua sử dụng sau khi được đổ xuống sẽ đông lại, trở nên cứng và dính rất chặt trong đường ống. Dù dội cách nào cũng không thể trôi.

Ngoài ra, theo trang healthylifetricks, dầu ăn cũ, đã qua sử dụng khi đổ xuống bồn rửa bát nếu may mắn không bị dính chặt trong đường ống, nó sẽ theo ống thoát nước, thẩm thấu xuống nguồn nước ngầm dưới mặt đất, từ đó gây ô nhiễm nước sạch.

Thế nên, với dầu thừa sau khi chiên, xào, bạn nên để nguội hoặc làm đông lại rồi vứt vào sọt rác.

2. Cơm thừa

9-thu-tuyet-doi-khong-duoc-do-vao-bon-rua-bon-cau-nhung-nhieu-nguoi-van-vo-tu-do-xuong-hang-ngay

Lúc rửa bát, rất nhiều người có thói quen hất luôn vài hạt cơm thừa xuống đường ống cống vì nghĩ đơn giản: vài hạt cơm làm sao tắc được. Nhưng thực tế là, những hạt cơm đó khi tiếp xúc với nước sẽ trương phình lên, hình dáng to gấp đôi khi bình thường.

Lượng nước không đủ lớn sẽ khiến những hạt cơm đó chẳng thể trôi đi, vẫn nằm yên ở đó. Một bữa không sao nhưng hai, ba lần sau bạn vẫn tiếp tục đổ cơm thừa xuống cống thì số lượng sẽ dần tăng lên, chiếm hết diện tích và việc tắc đường ống là đương nhiên.

3. Tóc

9-thu-tuyet-doi-khong-duoc-do-vao-bon-rua-bon-cau-nhung-nhieu-nguoi-van-vo-tu-do-xuong-hang-ngay

Mỗi lần gội đầu, phụ nữ đều bị rụng một lượng tóc đáng kể nhưng vì chủ quan nên cứ để mặc chúng rơi tự do xuống cống. Tóc cực kỳ khó phân hủy và không bị ảnh hưởng bởi nước, lượng tóc ngày một nhiều sẽ khiến đường cống bị tắc. Tốt hơn hết, bạn hãy nhặt bỏ tóc rụng sau mỗi lần gội đầu hoặc mua những thiết bị "bảo vệ" ngăn không cho tóc rơi xuống cống.

4. Cát mèo

9-thu-tuyet-doi-khong-duoc-do-vao-bon-rua-bon-cau-nhung-nhieu-nguoi-van-vo-tu-do-xuong-hang-ngay

Nhiều loại cát vệ sinh cho mèo được dán nhãn "flushable" - nghĩa là có thể xả xuống bồn cầu, nhưng thực ra trong hầu hết các trường hợp nếu chọn làm theo, bạn có thể trả giá đắt. Bởi lẽ, cát mèo có thể kết dính và vón cục trong ống, gây tắc nghẽn và đẩy nước thải ngược lại cho bạn hưởng.

Nhưng điều quan trọng hơn là cát mèo có thể chứa hóa chất, và khi tan ra có thể làm ô nhiễm nguồn nước, bất chấp việc nguồn nước thải có được đi qua nhà máy xử lý hay không.

5. Bã cà phê

9-thu-tuyet-doi-khong-duoc-do-vao-bon-rua-bon-cau-nhung-nhieu-nguoi-van-vo-tu-do-xuong-hang-ngay

Bạn nghĩ rằng bã cà phê hòa trong nước và trôi đi mà không vấn đề gì. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng có thể dễ dàng đọng lại trong đường ống, kết hợp với dầu mỡ và các loại rác thải khác tạo thành khối cản trở dòng lưu thông.

6. Chất béo

9-thu-tuyet-doi-khong-duoc-do-vao-bon-rua-bon-cau-nhung-nhieu-nguoi-van-vo-tu-do-xuong-hang-ngay

Bao gồm mỡ lọc từ thịt, da gia cầm chưa nấu chín, pho mát, kem, bơ, sữa, các sản phẩm sữa khác, và mỡ lợn.

7. Khăn giấy

9-thu-tuyet-doi-khong-duoc-do-vao-bon-rua-bon-cau-nhung-nhieu-nguoi-van-vo-tu-do-xuong-hang-ngay

Nhiều người có thói quen dùng khăn giấy vô tội vạ rồi vứt xuống bồn cầu. Tuy khăn giấy có thể phân hủy, nhưng đặc tính hút nước khiến chúng dễ kết thành khối và làm tắc cống.

Bạn nên dùng khăn giấy tiết kiệm hơn, nếu ở nhà có thể thay bằng khăn vải để giặt sạch.

8. Sữa

9-thu-tuyet-doi-khong-duoc-do-vao-bon-rua-bon-cau-nhung-nhieu-nguoi-van-vo-tu-do-xuong-hang-ngay

Sữa tuy là sản phẩm hữu cơ, nhưng cần rất nhiều oxy để phân hủy được. Điều này có nghĩa là sữa khi ra môi trường sẽ làm oxy trong nước sông và hồ ít đi, và khiến hệ sinh thái bị đe dọa.

9. Phân mèo

9-thu-tuyet-doi-khong-duoc-do-vao-bon-rua-bon-cau-nhung-nhieu-nguoi-van-vo-tu-do-xuong-hang-ngay

Nhiều gia đình nuôi mèo khi vệ sinh dọn phân mèo liền đổ ngay vào bồn cầu mà không biết được rằng điều đó gây tác hại nghiêm trọng. Một là phân mèo có thể chứa ký sinh Toxoplasma gondii, gây bệnh nhiễm ký sinh trùng. Nó không bị tiêu hủy trong quá trình xử lý nước và là mối đe dọa đối với các loài sinh vật biển, đặc biệt là rái cá biển. Hai là, nó cũng gây tắc đường ống và gây hại cho hệ thống tự hoại.

Theo GiaDinh