Bất ngờ loại rau xanh cực tốt nhưng tăng nguy cơ gây sỏi thận, cản trở hấp thụ canxi... nếu ăn không đúng cách

Rau chân vịt có hàm lượng oxalat cao, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến hình thành sỏi thận và hạn chế khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

 là một tên gọi khác của rau bina, hay còn gọi là cải bó xôi. Theo nghiên cứu, một khẩu phần 100 gram (g) rau chân vịt chứa 28,1 miligam (mg) vitamin C, chiếm 34% lượng khuyến nghị hàng ngày của một người.

Rau chân vịt còn chứa protein, canxi, sắt, magiê, kali vitamin A, vitamin K, chất xơ, phốt pho và thiamine. Hầu hết lượng calo trong loại rau này đến từ protein và carbohydrate.

Rau chân vịt được chứng minh có tác dụng hỗ trợ nhiều bệnh lý khác nhau như phòng ngừa loãng xương, tiểu đường, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, nâng cao thị lực...

Đây là loại rau này giàu chất sắt, vitamin C và vitamin A, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Rau chân vịt cũng chứa vitamin K và canxi, mang đến công dụng tốt cho xương và răng. 

Ngoài ra, trong rau chân vịt còn chứa nhiều vitamin C, E và arotenoid, tăng khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn chặn tác động của các tế bào ung thư ác tính trong cơ thể.

bat-ngo-loai-rau-xanh-cuc-tot-nhung-tang-nguy-co-gay-soi-than-can-tro-hap-thu-canxi-neu-an-khong-dung-cach

Ảnh minh họa

Đề phòng 5 tác hại khi ăn rau chân vịt không đúng cách

Cản trở hấp thụ canxi

Rau chân vịt chứa nhiều axit oxalic. Vì vậy khi ăn quá nhiều rau chân vịt, lượng axit oxalic sẽ liên kết với canxi và tạo thành oxalat (một loại muối không hòa tan) trong đường ruột, làm hạn chế khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

Nguy cơ mắc sỏi thận

Rau chân vịt là một trong những loại rau xanh có chứa lượng axit oxalic cao nhất. Do đó, ăn quá nhiều rau chân vịt có thể dẫn đến việc hình thành canxi-oxalat, gây ra sỏi thận. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều rau chân vịt sẽ làm cơ thể bài tiết quá nhiều oxalat qua nước tiểu, dẫn đến tình trạng hyperoxal niệu.

Hàm lượng nitrat cao

Hàm lượng nitrat trong rau chân vịt khá cao, nếu tiêu thụ quá nhiều, lượng nitrat dư thừa sẽ bị khử thành nitrit, trở thành một chất độc gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, lượng nitrat này còn gây ra một số vấn đề cho sức khỏe trẻ sơ sinh.

Tương tác với thuốc

Rau chân vịt rất giàu vitamin K, có thể tương tác với một số loại thuốc dẫn đến việc hình thành cục máu đông. Mặt khác, lượng vitamin K có trong rau chân vịt khi tác dụng với thuốc tiểu đường có thể làm giảm huyết áp quá mức, gây hại cho sức khỏe.

Bị đầy hơi

Ăn nhiều rau chân vịt có thể bị đầy hơi, và chuột rút. Rau chân vịt rất giàu chất xơ, vì vậy cơ thể không thể chuyển hóa hết một lượng lớn rau chân vịt cùng lúc mà cần thời gian để tiêu hóa. vì vậy khi ăn quá nhiều rau chân vịt sẽ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và sốt.

bat-ngo-loai-rau-xanh-cuc-tot-nhung-tang-nguy-co-gay-soi-than-can-tro-hap-thu-canxi-neu-an-khong-dung-cach

Ảnh minh họa

Cách ăn rau chân vịt giữ an toàn cho sức khỏe 

Tuy có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng rau chân vịt có chứa một lượng khá lớn oxalate. Đây là loại axit hữu cơ có thể gây ra nguy cơ sỏi thận và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng chất trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hụt canxi trầm trọng, gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh cơ thể thường xuyên nạp vào hàm lượng oxalat cao trong thời gian dài sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi gây nên tình trạng thiếu canxi, loãng xương.

Khi được nấu chín tới, hàm lượng oxalate trong rau chân vịt sẽ giảm từ 30 đến 87%. Do đó, nếu bạn thường ăn rau chân vịt, thì nên hạn chế ăn sống, và thay vào đó hãy nấu chín, hấp, hoặc xào chín thực phẩm này.

Theo GiaDinh