Biểu tượng nam tính của Hollywood từng che giấu mối tình đồng tính

 Diễn viên huyền thoai Cary Grant - người đàn ông trong mộng của hàng triệu phụ nữ trên thế giới ở thập niên 40 - từng có mối quan hệ tình cảm đồng tính với một nhà thiết kế phục trang nhưng đã cố gắng che giấu chuyện này trong suốt cuộc đời của mình.

Sinh ra tại Anh, Cary Grant (1904 - 1986) là ngôi sao nam sáng giá nhất của kinh đô điện ảnh Hollywood vào thập niên 30-40-50 của thế kỷ trước. Ông đặc biệt nổi tiếng ở mảng phim hài tình cảm và những dự án kết hợp với đạo diễn Alfred Hitchcook. Grant kết hôn 5 lần nhưng đều thất bại. 

Grant từng nói với đạo diễn Peter Bogdanovitch rằng: "Tôi không có gì chống lại người đồng tính cả. Nhưng tôi không phải là một trong số họ". Năm 2011, Jennifer - con gái của ông - cũng tiết lộ: "Cha của tôi thích những lời đồn ấy. Bởi vì nó chỉ khiến cho những người phụ nữ xung quanh ông càng ra sức phủ định chúng".

Biểu tượng nam tính của Hollywood từng che giấu mối tình đồng tính

Là một ngôi sao giàu có nhưng Cary Grant lại sống chung nhà với Randolph Scott trong suốt 12 năm tại Malibu. Chính điều này đã làm dấy lên nhiều lời đồn đại về việc Grant là người đồng tính.

Biểu tượng nam tính của Hollywood từng che giấu mối tình đồng tính

Mặc dù vậy, trong cuốn hồi ký Women I've Dressed vừa mới được phát hiện gần đây của nhà thiết kế phục trang từng 3 lần đoạt giải Oscar - Orry-Kelly (1897-1964) - lại xuất hiện nhiều ẩn ý cho rằng giữa ông và Grant đã nảy sinh mối quan hệ tình cảm. Dựa trên cuốn hồi ký này, đạo diễn người Úc Gillian Armstrong đã thực hiện một bộ phim tài liệu mang tên Women He's Undressed. Bộ phim khẳng định thêm tính xác thực về mối tình đồng tính của Grant cũng như nỗi lo sợ bị kỳ thị của ông nếu như chuyện bị lộ ra ngoài.

Biểu tượng nam tính của Hollywood từng che giấu mối tình đồng tính

Orry-Kelly (trái) gặp gỡ Cary Grant vào năm 1925.

Chia sẻ trên tạp chí OUT, Armstrong cho biết: "Đối với người đồng tính, việc phải sống cuộc đời của người dị tính là một áp lực rất lớn. Kelly đã từ chối che giấu xu hướng tính dục thật sự của mình bằng một hôn nhân giả mạo. Ông ấy là một người liêm chính. Và tôi muốn tôn vinh cái lòng dũng cảm ấy trong phim".

Nhà sử học William J. Mann phát biểu trong bộ phim: "Khác với nước Anh, xã hội Mỹ khá thoáng. Bạn luôn bị bao vây bởi những người đàn ông sẵn sàng sống theo cái cách mà bạn không thể nào tưởng tượng ra được ở quê nhà".

Bộ phim tài liệu cũng ghi nhận những lần cãi vã nảy lửa của cả 2. Nhà biên kịch Katherine Thompson nói trên tờ New York Post: "Hành vi bạo lực giữa những người đồng tính nam vào thời điểm là khá phổ biến. Đó là sự kết hợp giữa sự tự căm ghét bản thân và nhầm lẫn được thể hiện qua những cú đấm. Có lần, Grant đã quăng Kelly ra khỏi một chiếc xe đang chạy".

Năm 1940, Grant lên đến đỉnh cao của sự nghiệp với bộ phim The Philadelphia và bắt đầu giữ gìn cẩn thận hình ảnh của mình trước truyền thông kể từ đó. Cụ thể, ông từng đe dọa phóng viên Hedda Hooper vì dám nói ông "không bình thường". Năm 1980, Grant kiện cây hài Chevy Chase vì dám vu khống ông đồng tính trong một talkshow của đài NBC.

Theo Mai Thảo/motthegioi